HOTLINE SHOP OBAGI MEDICAL VIETNAM: 028.3622.5532
3 cách sử dụng Retinol để hạn chế kích ứng

3 cách sử dụng Retinol để hạn chế kích ứng

Team Obagi Support
Th 5 30/09/2021 12 phút đọc
Nội dung bài viết

Trong bài viết “Tretinoin - Tượng đài trong các hoạt chất trị mụn”, chúng ta đã biết các tác dụng Retinoid mang lại, song với đó thì cũng kèm theo các tác dụng phụ mà chúng gây ra. Lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các cách sử dụng Retinoid để hạn chế được tác dụng phụ do chúng gây ra bằng các phương pháp khác nhau, tiêu biểu có liệu pháp tiếp xúc ngắn, kết hợp Niacinamide, hoặc sử dụng kem dưỡng trước (Buffering). Ngoài ra, bài viết còn giải mã thêm về các loại công thức đặc biệt giúp vận chuyển Retinoid vào da mà không bị kích ứng, đồng thời tăng hiệu quả hơn trên làn da của người sử dụng. Hãy cùng Obagi khám phá những kiến thức thú vị xoay quanh việc sử dụng Retinol hiệu quả nhé!

I. Chức năng và tác dụng phụ của Retinoid

1. Chức năng

Retinoid (để phát huy hiệu quả sinh học cần chuyển hoá thành Retinoic Acid) sẽ tác động không chọn lọc lên các thụ thể RAR (Retinoic acid receptor), giúp các tế bào hoạt động, và điều đặc biệt ở đây là Tretinoin sẽ tác động lên cùng lúc 3 loại α, β và γ. Thông qua đó, Tretinoin sẽ giúp bình thường hóa quá trình sừng hóa bằng cách giảm sự tăng sinh tế bào sừng và thúc đẩy sự biệt hóa các tế bào mới được sinh ra. 

2. Tác dụng phụ

Khi Tretinoin hoạt động, cũng là lúc các tế bào sẽ được biệt hóa nhanh một cách đáng kể, tuy nhiên việc này vô tình dẫn đến tác dụng phụ đó là lớp sừng cũ phải được bong tróc ra để cho lớp sừng mới được thế chỗ, trong quá trình bong sừng đó sẽ ảnh hưởng tới các vật chất trong lớp sừng như NMFs (Natural Moisturizing Factors – nhân tố giữ ẩm tự nhiên), cầu nối lipid giữa các gian bào,... khi những vật chất này giảm xuống cũng tức là lúc cầu nối giữa các gian bào sẽ bị lỏng lẻo và dần được đào thải, bong tróc ra khỏi bề mặt da của chúng ta, từ đó gây ra hiện tượng khô ráp, đỏ da, nhạy cảm hơn.

Chính vì vậy, cách tốt nhất để giải quyết được các tác dụng phụ này đó chính là giảm thiểu tối đa sự mất mát của các vật chất trong lớp sừng, bao gồm cung cấp lại NMFs (acid amine, squalane, triglyceride, lactic acid, urea,...) và lipid. Các cách giải quyết này sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

II. Các cách sử dụng để giảm thiểu kích ứng do Retinoid gây ra

1. Liệu pháp tiếp xúc ngắn (Short Contact Therapy)

Như đã nói trên, tác dụng phụ thường gặp nhất của việc sử dụng Retinoid tại chỗ đó là viêm da tiếp xúc (còn gọi là kích ứng). Nó xảy ra ở khoảng 85% bệnh nhân và con số này có thể lên đến 95% ở những bệnh nhân được điều trị bằng Tretinoin. Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm da này từ trung bình đến nặng ở khoảng 20% ​​bệnh nhân. Ngoài ra còn có tới 15% bệnh nhân ngừng điều trị bằng Tretinoin vì kích ứng da. [1]

Để khắc phục được điều này thì bài nghiên cứu [1] đã áp dụng phương pháp tiếp xúc ngắn (Short Contact Therapy) cho những bệnh nhân bị mụn trứng cá ở mức độ nhẹ tới trung bình sử dụng Tretinoin. Mô hình nghiên cứu bao gồm 74 bệnh nhân được điều trị bằng kem Tretinoin 0.05%. Nó được áp dụng một lần trong ngày với thời gian là 30 phút, và được duy trì từ 8 đến 32 tuần (thời gian trung bình: 12 tuần). Kết quả cho thấy rằng 41 bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện đáng kể mà không bị kích ứng với Tretinoin, 13 bệnh nhân có biểu hiện kích ứng nhẹ, và 4 bệnh nhân phải ngừng điều trị vì kích ứng nặng.

Qua nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy được hiệu quả của Tretinoin được sử dụng bằng phương pháp tiếp xúc ngắn có tính vượt trội hơn so với việc sử dụng Tretinoin theo cách truyền thống (tức là bôi qua đêm). Khả năng chịu đựng của những bệnh nhân này trong liệu pháp tiếp xúc ngắn với tretinoin đáp ứng rất tốt.

Vậy tóm lại phương pháp tiếp xúc ngắn này có tác dụng là lưu lại hoạt chất trên da trong khoảng thời gian 30 phút và duy trì trong 2 - 4 tuần (tùy theo nhu cầu đáp ứng của làn da), sau đó rửa lại với nước ấm để có thể giảm bớt lượng hoạt chất lưu lại trên nền da, từ đó giúp cho da có thể làm quen được với hoạt chất, và đảm bảo được hiệu quả mà nó mang lại, đồng thời cũng giảm được tình trạng kích ứng mà nó gây ra, nhất là đối với Tretinoin. 

Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp tạm thời giúp da có thể đáp ứng tốt với Tretinoin, và hạn chế kích ứng nhất có thể, sau khi da đã làm quen với hoạt chất thì chúng ta nên ngưng sử dụng phương pháp tiếp xúc ngắn và quay trở lại sử dụng dạng leave-on (để qua đêm).

2. Kết hợp với Niacinamide

Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng Niacinamide có tác dụng làm giảm sự thoát nước qua da (Transepidermal Water Loss – TEWL) do Tretinoin gây ra, từ đó giúp giảm thiểu sự kích ứng. [2] Trong bài nghiên cứu này thử nghiệm bằng cách kết hợp cả Niacinamide và Retinol để kiểm tra mức độ phản ứng của tế bào như thế nào, và kết quả đã cho thấy rằng có sự giảm thiểu đáng kể khi sử dụng Niacinamide và Retinol ở dạng hỗn hợp.

Ở một khía cạnh khác, khi sử dụng Niacinamide ở dạng đơn lẻ vẫn có thể đáp ứng được các tình trạng như lão hóa, thâm sạm, đốm nâu, mất nước,... khi kết hợp chung với Retinoid sẽ cộng hưởng các tác dụng mang lại. Để chứng minh cho việc này thì chúng ta có thể tham khảo sang cách số 3 - sử dụng kem dưỡng trước khi sử dụng Tretinoin sẽ mang lại hiệu quả như thế nào ở trên da ?

3. Sử dụng kem dưỡng trước (Buffering)

Nghiên cứu [3] cũng đã chứng minh việc sử dụng kem dưỡng có Niacinamide trước khi dùng Tretinoin có thể giúp tăng khả năng dung nạp và giảm kích ứng của Tretinoin. Bên cạnh đó, Niacinamide cũng giúp tăng hiệu quả của Tretinoin trên da bằng cách tạo điều kiện cho việc tăng tốc độ thay đổi tế bào trên da diễn ra thuận lợi. Điều này có thể giải thích rằng: Do các tế bào da (phần gạch) được giữ lại với nhau bởi cấu trúc gọi là desmosomes (phần vữa) và cấu trúc này cần phải được phá vỡ để các tế bào da bong ra khỏi bề mặt. Để thực hiện được điều này, cần phải có mặt enzyme gọi là “proteases”. Hoạt động của protease phụ thuộc phần lớn vào quá trình hydrat hóa trên da và chúng không thể hoạt động bình thường khi hàm lượng nước của da không đủ.

Sử dụng kem dưỡng là một trong những phương pháp hạn chế kích ứng khi dùng Retinol

Qua 3 phương pháp trên thì có thể thấy được Tretinoin là một hoạt chất mang lại công dụng rất đa hiệu trên da, từ trị mụn cho tới chống lão hóa, nhưng song với đó thì các tác dụng mà nó mang lại là không hề nhỏ (bao gồm đỏ da, rát da, bong tróc,...). Vì vậy cần phải có cách sử dụng hợp lý. Tóm gọn lại thì có 3 phương pháp linh động sử dụng Retinoid để giảm thiểu kích ứng:

- Liệu pháp tiếp xúc ngắn

- Kết hợp với Niacinamide trong cùng một hỗn hợp

- Sử dụng kem dưỡng trước

Ngoài ra cần phải đề cập đến một yếu tố khác đó chính là công thức sản phẩm, vì đôi lúc hệ vận chuyển của sản phẩm cũng đóng vai trò rất lớn trong việc giảm thiểu kích ứng, cũng như là bảo vệ và đưa dẫn hoạt chất đến đích một cách an toàn mà không bị thoái biến đối với các dạng thuốc kém bền như Retinol / Tretinoin. Vậy chọn công thức / hệ vận chuyển Tretinoin như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất nhưng vẫn đảm bảo rủi ro kích ứng vẫn thấp ?

III. Lựa chọn công thức Retinoid để giảm thiểu kích ứng gây ra

Như chúng ta đã biết, Tretinoin/Retinol là một hoạt chất không bền dưới ánh sáng, rất dễ bị thoái biến và mất tác dụng. Việc phát triển nên một công thức có thể bảo vệ toàn diện cho Tretinoin/Retinol là một dấu chấm hỏi khá lơn. Với nền khoa học hiện đại hiện nay thì các nhà khoa học đã phát triển ra được các hệ vận chuyển (delivery system) hoạt chất giúp tới đích của tế bào mà không bị mất đi, hay bị phân hủy, ngoài ra còn giúp giảm các tác dụng phụ do chúng gây nên [4].

Cấu tạo của hệ vận chuyển Solid Lipid Nanoparticles (SLNs) và Nanostructured Lipid Carriers (NLCs) [5]

Đối với Tretinoin là một hoạt chất có tính ưa béo khá cao, nên cần phải vận chuyển bằng những tiểu phân được cấu tạo từ chất nền (matrix) là các loại chất béo (acid béo, plant oil,...). Hệ tiểu phân này được xem như là một bước cải tiến lớn, vì khi so với các hệ vận chuyển cũ chẳng hạn như hệ nhũ tương (emulsion), liposome, micelle,... thì dạng Nanoparticles Lipid như hình dưới đây lại ưu việt hơn nhiều.

Hai tiểu phân này có điểm chung là được cấu tạo đặc trưng bởi một chất nền lipid rắn, sự khác biệt đó là về phần NLCs thì có cấu tạo bên trong bởi Liquid Lipid (chất béo lỏng) như là acid béo không bão hòa, rượu béo,... giúp tải một lượng hoạt chất nhiều hơn so với SLNs. Về lớp vỏ bên ngoài được cấu tạo bởi các surfactant, chúng đóng vai trò như một bức tường polymer kỵ nước bao quanh lõi lipid, đây là điểm đặc trưng cho cả chất mang lipid có cấu trúc nano. Nhằm dễ hình dung hơn thì chúng ta có một bảng so sánh dưới đây:

Ngoài ra, lớp sừng có cấu trúc ưa béo vì trên hàng rào bảo vệ luôn tồn tại lớp lipid, việc sử dụng các hệ vận chuyển được cấu tạo từ lipid sẽ giúp chúng tương thích và dễ dàng giải phóng trên da hơn.

Cách hoạt động của SLNs / NLCs trên biểu bì [6]
 

Tóm lại, chúng ta có 3 phương pháp linh động và 1 phương pháp tĩnh động giúp giảm thiểu kích ứng do Tretinoin gây ra như sau:

- Phương pháp tiếp xúc ngắn

- Kết hợp Niacinamide

- Sử dụng kem dưỡng trước

- Lựa chọn công thức Tretinoin tối ưu


 

Sản phẩm gợi ý:

Kem điều trị mụn, lão hoá da Tretinoin: Đây là công thức dạng cream chứa Tretinoin được áp dụng công nghệ Nanostructured Lipid Carriers giúp giảm thiểu kích ứng gây ra trên da vì được đóng gói bởi các hạt lipid ở dạng nano, giúp hạn chế kích ứng. Kèm với đó, công nghệ này còn giúp bảo quản tốt Tretinoin, giúp hạn chế việc Tretinoin bị thoái biến dưới ánh sáng khi sử dụng. 

Tinh chất cấp nước phục hồi da Obagi Daily Hydro-Drops

 

Tài liệu tham khảo

[1] Veraldi, S., Barbareschi, M., Benardon, S., & Schianchi, R. (2013). Short contact therapy of acne with tretinoin. Journal of dermatological treatment, 24(5), 374-376.

[2] Song, X., Pan, W., Wallin, B., Kivlin, R., Lu, S., Cao, C., ... & Wan, Y. (2008). Nicotinamide attenuates aquaporin 3 overexpression induced by retinoic acid through inhibition of EGFR/ERK in cultured human skin keratinocytes. International journal of molecular medicine, 22(2), 229-236.

[3] Draelos, Z. D., Ertel, K. D., & Berge, C. A. (2006). Facilitating facial retinization through barrier improvement. CUTIS-NEW YORK-, 78(4), 275.

[4] Ghate, V. M., Lewis, S. A., Prabhu, P., Dubey, A., & Patel, N. (2016). Nanostructured lipid carriers for the topical delivery of tretinoin. European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, 108, 253-261.

[5] Rahman, H. S., Othman, H. H., Hammadi, N. I., Yeap, S. K., Amin, K. M., Samad, N. A., & Alitheen, N. B. (2020). Novel drug delivery systems for loading of natural plant extracts and their biomedical applications. International journal of nanomedicine, 15, 2439.

[6] Mishra, S., Kesharwani, R., Tiwari, A. K., & Patel, D. K. (2016). Improvement of drug penetration through the skin by using nanostructured lipid carriers (NLC). Int. J. Pharm. Pharm. Res, 6(3), 481-496.



 

Toàn cảnh phương pháp điều trị nám được chuyên gia ứng dụng

Toàn cảnh phương pháp điều trị nám được chuyên gia ứng dụng

Th 5 07/03/2024 9 phút đọc

Nám da là tình trạng tăng sắc tố da phổ biến, thường xảy ra trên mặt, với tỷ lệ mắc cao hơn ở phụ nữ và... Đọc tiếp

Thực hư việc dùng Retinol khiến da xấu đi

Thực hư việc dùng Retinol khiến da xấu đi

Th 2 19/02/2024 4 phút đọc

Trong quá trình sử dụng Retinol, da sẽ gặp những tác dụng phụ ban đầu khiến người sử dụng nản lòng và không muốn tiếp tục... Đọc tiếp

Kết hợp BHA và Retinol như thế nào cho làn da không tì vết?

Kết hợp BHA và Retinol như thế nào cho làn da không tì vết?

Th 2 19/02/2024 3 phút đọc

BHA và Retinol - cặp “bài trùng" trong làng hoạt chất trẻ hoá da. Với khả năng bạt sừng và thúc đẩy da sản sinh collagen,... Đọc tiếp

Hướng dẫn sử dụng Retinol đơn giản, hiệu quả cho người mới dùng

Hướng dẫn sử dụng Retinol đơn giản, hiệu quả cho người mới dùng

Th 2 19/02/2024 6 phút đọc

Retinol chắc hẳn không còn xa lạ gì với hội yêu làm đẹp. Tuy nhiên điều khiến các bạn lăn tăn mãi chưa dám trải nghiệm... Đọc tiếp

Nội dung bài viết