HOTLINE SHOP OBAGI MEDICAL VIETNAM: 028.3622.5532
Cách giải cứu làn da kích ứng đầu xuân

Cách giải cứu làn da kích ứng đầu xuân

Team Obagi Support
CN 27/02/2022 14 phút đọc
Nội dung bài viết

Tình trạng da bị kích ứng (breakout) có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đặc biệt trong một số thời điểm đặc thù như thay đổi thời tiết, thay đổi routine skincare (dùng những sản phẩm mới); hoặc hậu Tết, các thói quen sinh hoạt như ăn uống nhiều dầu mỡ, nghỉ ngơi không điều độ khiến làn da nhiều bạn lên mụn và kéo theo sự “bùng phát” của nhiều vấn đề khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ khái quát toàn bộ về mụn và cách cấp cứu cho làn da bị kích ứng của bạn ở bất kỳ thời điểm nào. 

I. Mụn hình thành như thế nào?

1. Nguyên nhân hình thành mụn

Mụn là hậu quả của việc lỗ chân lông bị bít tắc do bã nhờn, bụi bẩn, tế bào da chết ứ đọng, tạo nên một chấm gồ lên dưới da mà ta hay gọi là mụn ẩn. Chúng khiến bề mặt da sần sùi và là tiền đề sinh ra mụn viêm sưng, tấy đỏ. Một số yếu tố cụ thể gây mụn cơ thể bao gồm: Di truyền, Nội tiết tố và Stress. 

- Di truyền: Nếu một hoặc cả hai cha mẹ có tiền sử bị mụn trứng cá, thì người con có thể dễ bị nổi mụn hơn. Trên thực tế, không phải di truyền "gen mụn trứng cá"; thay vào đó, yếu tố được di truyền này là tình trạng tiềm ẩn hoặc một đặc điểm sinh học khiến làn da dễ bị tắc nghẽn lỗ chân lông .

- Nội tiết tố: Androgen (chẳng hạn như testosterone) là hormone sinh dục có ở cả nam và nữ. Khi bị mất cân bằng, nội tiết tố androgen có thể gây ra tăng sản xuất bã nhờn (dầu), thay đổi hoạt động của tế bào da và viêm nhiễm, tất cả đều góp phần gây ra mụn trứng cá. Điều này xảy ra thường xuyên đối với cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì, nhưng sự dao động hormone có thể gây ra mụn trứng cá ở mọi lứa tuổi [1]. 

- Căng thẳng thần kinh: Sự gia tăng của các hormone căng thẳng có thể gây ra mụn, làm trầm trọng thêm tình trạng mụn hiện có và làm chậm quá trình chữa lành, ngay cả ở những người không dễ bị mụn. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến điều này:

  • Viêm: Căng thẳng gây ra sự giải phóng các cytokine — các protein nhỏ liên kết với các thụ thể trong tuyến bã nhờn và kích hoạt phản ứng viêm [2]. 

  • Hệ thống miễn dịch: Căng thẳng làm suy giảm hệ thống miễn dịch , khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn hơn và cản trở khả năng chữa lành vết thương [3]. 

  • Nội tiết tố: Căng thẳng cấp tính và kéo dài gây ra sự gia tăng nội tiết tố androgen, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và sản xuất bã nhờn dư thừa.

  • Giấc ngủ và chế độ ăn uống: Căng thẳng khiến nhiều người ăn quá nhiều thức ăn không lành mạnh và mất ngủ . Mặc dù những hành vi này có thể không tự kích hoạt mụn nhưng chúng có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể và khiến bạn dễ nổi mụn hơn.

 2. Các cơ chế gây mụn

  • Hormones gây tăng tiết bã nhờn 

  • Những tế bào chết bị chặn lại làm tăng sừng hóa

  • Vi khuẩn Curtobacterium acnes (C.acnes) (trước đây là Propionibacterium acnes - P.acnes) xâm chiếm nang lông.

Qua nghiên cứu, các bác sĩ da liễu đã xác định được mụn hình thành bởi các vấn đề sau:

  • Sự tăng tiết bã nhờn: gây ra bởi hormone androgen. Loại androgen chính mà bạn thường nghe là testosterone. Mặc dù testosterone được biết đến là nội tiết tố nam nhưng ở nữ giới vẫn có, chỉ là ít hơn nam giới. Khi có sự thay đổi nội tiết trong cơ thể, testosterone lên xuống bất thường khiến da bị kích thích sản sinh ra nhiều dầu hơn gây bít tắc lỗ chân lông sinh ra mụn.

  • Thay đổi của quá trình sừng hóa, tăng sừng hóa của nang lông: Thông thường cơ thể chúng ta có cơ chế tự rụng tế bào chết nhưng do sự tăng sừng bất thường khiến lớp sừng ở ngoài cùng biểu bì dày lên, làm ống dẫn của tuyến bã nhờn bị ứ tắc, dầu thừa và tế bào chết quấn lấy nhau làm vách nang chân lông phình lên, gây nên mụn ẩn, mụn lẩn nhẩn.

  • Các chất trung gian gây viêm, vi khuẩn Curtobacterium acnes (C.acnes): Sự thâm nhập của vi khuẩn khiến mụn trở nên viêm nhiễm, sưng tấy. Thông thường, da chúng ta đã có sẵn một hệ vi sinh vô hại nhưng khi môi trường trên da có sự mất cân bằng, thường là do sản xuất bã nhờn dư thừa sẽ tạo điều kiện để khuẩn gây mụn P. acnes sinh sôi nảy nở. Ngoài ra những yếu tố như khói bụi, môi trường ô nhiễm cũng góp phần tạo cơ hội để vi sinh vật phát triển mạnh hơn. Các nang lỗ chân lông bị bít tắc trước đó dưới sự thâm nhập của vi khuẩn sẽ tạo thành mụn trứng cá, mụn mủ, mụn nang…Ngoài viêm bởi vi khuẩn thì phơi nhiễm UV cũng là một yếu tố gây mụn và khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn bởi vì nó khiến da dày sừng quang hóa, tăng tiết bã nhờn, kích viêm và khi da tổn thương bởi tia UV thì nguy cơ mụn để lại thâm, sẹo cũng lớn hơn.

II. Làn da bạn có đang thực sự kích ứng?

1. Purging - đẩy mụn

Theo bác sĩ da liễu Dr. Deanne Mraz Robinson, thuật ngữ purging dùng để chỉ phản ứng đối với một hoạt chất làm tăng tốc độ thay đổi tế bào da (skin cell turnover). Khi tốc độ thay đổi tế bào da tăng lên, da bắt đầu loại bỏ các tế bào da chết nhanh hơn bình thường [4]:

  • Trước khi các tế bào mới, khỏe mạnh này có thể trồi lên bề mặt, một số thứ khác phải nổi lên trên cùng trước, như bã nhờn dư thừa, vảy và chất tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. 

  • Đó là giai đoạn mụn trên da tệ hơn. Mraz Robinson nói: “Khi lớp bề mặt của da bong ra nhanh hơn, da của chúng ta đang tiến hành phục hồi và đẩy mọi thứ lên bề mặt. “Tùy từng người có thể trông khác nhau, nhưng làn da có thể bị hỗn hợp mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn sẩn, mụn mủ, mụn nang và thậm chí là các nốt mụn nhỏ không nhìn thấy bằng mắt, được gọi là microcomedones.” Skin Purging VS Breakout – Here's the difference | Watsons Indonesia

Đẩy mụn khác với kích ứng da ở chỗ kích ứng da trầm trọng hơn và kèm theo tình trạng viêm diện rộng

Tình trạng da khô, bong tróc cũng thường xảy ra. Tình trạng này thường gặp khi sử dụng các thành phần như Retinoids, AHA, BHA, Benzoyl peroxide. Mụn không xảy ra vì thành phần đó gây ra mụn, tình trạng này xảy ra bởi vì thành phần này thúc đẩy nhanh sự phát triển của các microcomedone vốn đã có sẵn dưới bề mặt da.

2. Breakout - Kích ứng/Dị ứng

Breakout là tình trạng kích ứng (Irritation) hoặc Dị ứng da (Allergy) (viêm da tiếp xúc). Nguyên nhân khác nhau, có thể bởi một chất hoặc nhiều gây kích ứng, dẫn đến các sự thay đổi trong khu vực bị kích thích đó. 

  • Các triệu chứng có thể xảy ra ngay lập tức hoặc thuộc dạng mẫn cảm chậm trễ (có nghĩa là không bộc phát ngay lúc tiếp xúc) làm cho da phát triển sự nhạy cảm đối với chất đó vào những lần tiếp xúc sau.

  • Hàng rào bảo vệ da đã bị ảnh hưởng. Nó có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, hoặc gây dị ứng, hoặc chỉ là kích ứng cũ đơn thuần. Tiếp tục với sản phẩm sẽ chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn. 

Purging

Breakout

  • Xảy ra ở các vị trí thường nổi mụn

  • Nhanh lành hoặc cải thiện sau 1 chu kỳ da (28 ngày)

  • Thường gặp khi sử dụng các thành phần tẩy tế bào chết như Retinoids, AHA, BHA, Benzoyl peroxide,...

  • Kích ứng trên bất kỳ khu vực nào

  • Lâu lành, có thể nổi mụn nước, ban đỏ, viêm, ngứa ngáy, đau nhức

  • Da mất nước, da khô, sạm da

  • Bất kỳ thành phần nào, đặc biệt các thành phần mới tiếp xúc lần đầu.

III. Cách xử lý làn da bị kích ứng

1. Tối giản chu trình skincare 

Rất khó để dừng lại tình trạng da kích ứng, tuy nhiên chúng ta có thể tình trạng da và làm các vấn đề trên da nhẹ nhàng, bạn nên ngưng tất cả các sản phẩm treatment trong 1-2 tuần nếu da có tình trạng viêm, viêm da tiếp xúc mà bạn không thể xác định được nguyên nhân. Sử dụng các sản phẩm phục hồi và dịu nhẹ và chờ thời gian để các tế bào sừng mới di chuyển lên lớp sừng, nên thăm khám các cơ sở da liễu nếu có khả năng. 

Cụ thể, routine được các chuyên gia da liễu khuyến khích là tối giản 3 bước gồm Kem chống nắng - Sữa rửa mặt - Kem dưỡng. Đặc biệt, cần lựa chọn sản phẩm làm sạch, dưỡng và chống nắng có chứa thành phần lành tính.

  • Kem chống nắng: Bảo vệ làn da khỏi tác động nguy hại từ tia UVA và UVB, đồng thời tái tạo làn da tổn thương do cháy nắng, thâm sạm. Nên chọn các kcn có chứa các thành phần chống oxy hóa hiệu quả, làm dịu kích ứng như bỏng rát, mẩn đỏ. Ngoài ra, kcn kết cấu mỏng nhẹ hoặc cần kiểm soát hoạt động tiết nhờn của làn da, mang lại làn da khô thoáng, tránh gây bít tắc cơ học.

  • Sữa rửa mặt: Cần tránh sử dụng các loại tẩy tế bào chết quá mạnh với các hạt thô và mài mòn, điều này sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề. Chọn các srm với chất tẩy rửa nhẹ, kết cấu nhẹ nhàng làm sạch các tế bào da chết có thể tích tụ trong các lỗ chân lông. Với thành phần dưỡng ẩm như Glycerin, acid béo các chất chiết xuất từ thực vật cung cấp độ ẩm nhẹ nhàng,giúp làn da luôn cân bằng với lượng hydrate cần thiết.

  • Kem dưỡng: hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh bao gồm hỗn hợp cholesterol, ceramides và axit béo tự do. Yêu cầu bổ sung độ ẩm sâu và nuôi dưỡng từng lớp tế bào. Nên chọn các kem dưỡng chứa nhiều các thành phần phục hồi và chất giữ ẩm giúp làm dịu các kích ứng như ngứa rát, mẩn đỏ; Cấp nước, cấp ẩm đem lại làn da căng mướt, tránh bong tróc; Tái tạo hàng rào bảo vệ, tăng cường kháng thể chống lại các tác nhân từ môi trường. Một vài thành phần cực kỳ điển hình luôn được săn đón là Panthenol,Urea, Kinetin, Hyaluronic Acid,..

2. Cách hạn chế da bị đẩy mụn

  • Tần suất, nồng độ hợp lí

Tiến sĩ Zeichner nói: “Chúng ta đang sống trong một xã hội tẩy da chết quá mức. "Trong khi tẩy tế bào chết có thể giúp làm sáng da bằng cách loại bỏ tế bào chết, nhưng lạm dụng nó có thể phá vỡ lớp da bên ngoài, dẫn đến khô và kích ứng.”

  • Nếu da có vẻ khô hoặc bong tróc, chúng ta nên chọn sản phẩm tẩy da chết hóa học nhẹ nhàng hơn là tẩy tế bào chết vật lý. Tẩy tế bào chết mạnh hơn với các hạt lớn có thể phá vỡ hàng rào độ ẩm của da và gây tổn thương.

  • Nếu bạn bị nứt nẻ, thô ráp hoặc bị kích ứng, tốt nhất bạn nên giảm tần suất tẩy tế bào chết cho đến khi da phục hồi lại. Nếu bạn đang sử dụng sản phẩm tẩy da chết hóa học, hãy làm theo hướng dẫn trên bao bì. Sử dụng tần suất vừa phải: bạn có thể bắt đầu với 2 - 3 lần/ tuần, sau đó tăng lên, tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của da. 

  • Nồng độ vừa phải.

Quan sát làn da của bản thân để định mức được tần suất và loại tẩy tế bào chết phù hợp. Có thể làn da chúng ta đã quen với việc sử dụng nhiều loại tẩy tế bào chết cả trong chu trình sáng và tối và cả tuần, nhưng khi thời tiết thay đổi, thay đổi thói quen hoặc chuyển sang nồng độ thành phần cao hơn, hoặc sử dụng thêm sản phẩm khác, làn da hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng bị tẩy tế bào chết quá mức.

  • Không sử dụng quá nhiều sản phẩm mới cùng lúc

Khi bắt đầu dùng các sản phẩm có khả năng purging thì không nên layer quá nhiều lớp vì khi này khả năng kích ứng rất cao, khó có thể xác định da bạn dị ứng sản phẩm nào và đặc biệt, routine không tối giản có thể làm tình trạng da bạn tệ hơn rất nhiều. 

Nên chú ý chọn các sản phẩm lành tính, hạn chế các thành phần có thể gây nhạy cảm như tinh dầu, hương liệu tạo màu, mùi… Bổ sung độ ẩm phù hợp đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt chăm sóc da khoa học sẽ rút ngắn quá trình purging. 

 

SẢN PHẨM GỢI Ý 

Kem chống nắng Obagi Mineral Sunshield Broad Spectrum SPF 50

Kem chống nắng Obagi Mineral Sunshield Broad Spectrum SPF 50 – Obagi  Medical Việt Nam

Sữa rửa mặt cho da nhạy cảm SuzanobagiMD Foaming Cleanser 

Sữa rửa mặt cho da nhạy cảm SuzanobagiMD Foaming Cleanser – Obagi Medical  Việt Nam

Kem dưỡng phục hồi da Obagi Clinical Kinetin+ Hydrating Cream

Kem dưỡng phục hồi làm dịu da OBAGI CLINICAL Kinetin+ Hydrating Cream –  Obagi Medical Việt Nam

 

Nguồn tham khảo

  1. https://www.verywellhealth.com/what-is-testosterone-why-is-it-important-1960146 

  2. Zhang B, Choi YM, Lee J, et al. Toll-like receptor 2 plays a critical role in pathogenesis of acne vulgaris. biomed dermatol. 2019 Jun;3(1):4. doi:10.1186/s41702-019-0042-2

  3. Villa G, Lanini I, Amass T, et al. Effects of psychological interventions on anxiety and pain in patients undergoing major elective abdominal surgery: A systematic review. Perioper Med. 2020 Dec;9(1):38. doi:10.1186/s13741-020-00169-x

  4. https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/skin-purging 

 

 





 

 


 

Sử dụng BHA đúng cách để làm sáng da và giảm mụn cám

Sử dụng BHA đúng cách để làm sáng da và giảm mụn cám

Th 3 19/11/2024 9 phút đọc

BHA (Beta Hydroxy Acid), hay còn gọi là Acid Salicylic, là một thành phần nổi bật trong nhiều sản phẩm chăm sóc da nhờ vào khả... Đọc tiếp

Đâu là cách hiệu quả nhất để trị nám da?

Đâu là cách hiệu quả nhất để trị nám da?

Th 2 18/11/2024 10 phút đọc

Nám da là vấn đề da liễu phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là phụ nữ sau... Đọc tiếp

Hướng dẫn sử dụng retinol để giảm mụn và làm mờ nám

Hướng dẫn sử dụng retinol để giảm mụn và làm mờ nám

Th 2 18/11/2024 7 phút đọc

Retinol là một thành phần chăm sóc da nổi tiếng, đặc biệt hữu ích trong việc giảm mụn và làm mờ nám. Sở hữu công dụng... Đọc tiếp

Cẩm nang trị mụn nội tiết

Cẩm nang trị mụn nội tiết

Th 2 18/11/2024 11 phút đọc

Mụn nội tiết là một dạng mụn thường xuyên xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Mụn này thường gặp ở... Đọc tiếp

Nội dung bài viết