HOTLINE SHOP OBAGI MEDICAL VIETNAM: 028.3622.5532
Cách phân biệt và hướng ngăn ngừa mụn

Cách phân biệt và hướng ngăn ngừa mụn

Team Obagi Support
Th 5 08/09/2022 16 phút đọc
Nội dung bài viết

Mụn là vấn đề da phổ biến ở mọi lứa tuổi và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống, cũng như sự tự tin của mỗi người. Để dễ dàng ngăn ngừa mụn và những tổn thương do mụn, bạn cần phải nhận biết và phân biệt được chúng. Trong bài viết này, Obagi Medical Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt các loại mụn, giải pháp phù hợp ngăn ngừa mụn và giảm tổn thương do mụn.

1. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MỤN

Mụn là vấn đề do các tuyến tiết bã nhờn trên da. Mô hình sừng hóa thay đổi trong nang lông dẫn đến tắc nghẽn bài tiết bã nhờn. Nhiều nguyên nhân gây ra mụn đã được giải thích, trong số đó, 4 nguyên nhân chủ yếu hình thành nên mụn chính là: sự tăng tiết bã nhờn, quá trình sừng hóa không ổn định, sự xâm nhập do vi khuẩn P.Acnes và quá trình viêm do hệ miễn dịch. Dưới đây là 2 loại mụn lớn thường gặp, gồm mụn không viêm và mụn viêm.

Bảng 1: Phân biệt các loại mụn

1.1. Mụn không viêm

Nhóm mụn không viêm bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Nguyên nhân hình thành của mụn không viêm là do sự tăng sản xuất bã nhờn liên tục, khiến cho các phân mảnh da chết kết dính lại với nhau gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn không viêm. 

Mụn không viêm thường bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng.

1.1.1. Mụn đầu đen

Mụn đầu đen là loại mụn cơ bản nhất trong các loại mụn không viêm. Ban đầu, da sẽ tiết bã nhờn liên tục và tạo thành những khối bán rắn, chúng sẽ phồng nhẹ trên da và khiến cho nang lông bị đóng lại giống như một cái nút (còn gọi là sợi bã nhờn). Sau đó, chúng sẽ biến thành mụn đầu đen khi quá trình oxy hóa lipid diễn ra, kèm với sự tích tụ của sắc tố và tế bào chết. [3] 

Mụn đầu đen 

1.1.2. Mụn đầu trắng (Whiteheads)

Khác với mụn đầu đen, mụn đầu trắng được hình thành do lượng lớn sợi bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông và trồi lên bề mặt da nhưng chúng không bị oxy hóa tại phần đầu mụn, kèm với đó còn có thêm sự xuất hiện của các mảnh da chết và đặc biệt là vi khuẩn. Những yếu tố này tích tụ lại và hình thành ở dưới lỗ chân lông gây tắc nghẽn cơ học tạo thành mụn đầu trắng.

Mụn đầu trắng

1.2. Mụn viêm

Mụn viêm hầu hết đều hình thành do sự bít tắc lỗ chân lông, cùng với các tác nhân khác bao gồm vi khuẩn P.Acnes và quá trình viêm hình thành. Tiếp nối các tình trạng do mụn đầu đen gây ra, sự tích tụ bã nhờn trong nang lông thúc đẩy sự tăng sinh của P. Acnes - một loại vi khuẩn kỵ khí và thường trú ở da. 

Vi khuẩn này tạo ra một loại enzyme gọi là lipase, nó chịu trách nhiệm cho việc chuyển hóa lipid thành các acid béo ở dạng nhỏ hơn, chúng có đặc tính gây viêm. Các chất có khả năng gây ra quá trình tiền viêm do vi khuẩn P.Acnes sinh ra cùng với tế bào sừng tăng sinh có thể bị rò rỉ vào lớp trung bì và sinh ra hàng loạt các phản ứng của hệ miễn dịch. Vi khuẩn P.Acnes sẽ giải phóng các chất phát tín hiệu thu hút bạch cầu trung tính (có khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn) đến nốt mụn, gây ra các tổn thương viêm và hình thành mụn viêm. Khi quá trình viêm trở nên sâu hơn, chúng sẽ hình thành các nốt sần, mụn mủ. 

Nếu có sự viêm nhiễm lan rộng, các nốt sần sẽ được hình thành, gây ra cảm giác nóng và đau nhức, có thể bị chảy máu. Tất cả những tổn thương này gây ra tình trạng sẹo, vết lõm không đều trên da, do phản ứng viêm phá hủy các nang lông tiết bã nhờn. [3] 

1.2.1. Mụn sần/Mụn đỏ (Papules)

Mụn sần là loại mụn bắt đầu vào giai đoạn viêm (tình trạng viêm còn nhẹ), chúng sẽ tạo thành những mụn nhỏ màu đỏ hoặc hồng trên da nhưng không xuất hiện mủ trắng (được bao phủ bởi phần da). Loại mụn này có thể gây cảm giác đau đớn khi chạm vào. Nếu không có phương pháp xử lý đúng cách thì sẽ vô tình làm cho tình trạng viêm nặng hơn và có thể dẫn đến sẹo. Lưu ý, sự xuất hiện một lượng lớn các mụn sần trên da có thể là dấu hiệu của mụn trứng cá từ mức độ trung bình đến nặng.

Mụn sần

1.2.2. Mụn nhọt/Mụn mủ (Pustules)

So với mụn sần, mụn nhọt được đánh giá có tình trạng viêm nặng hơn. Dấu hiệu để nhận biết mụn này đó là có nhân mụn đầu trắng đã trồi lên da với một vòng đỏ xung quanh vết sưng. Vết sưng thường chứa đầy mủ trắng hoặc vàng.

Chân mụn nhọt thường khá sâu, không nên tự nặn tại nhà, vì chúng có thể gây ra sẹo sâu hoặc tăng sắc tố trên da, khiến cho quá trình chữa trị khó khăn hơn. Bên cạnh đó, cách lấy nhân mụn không đúng khiến nhân mụn còn dư bị kẹt lại sâu trong lỗ chân lông có thể tiếp tục gây viêm nặng hơn, khả năng để lại sẹo cũng cao hơn. 

Mụn nhọt

1.2.3. Mụn bọc (Nodules)

Mụn bọc là những nốt viêm sưng to, có xuất hiện mủ như một cái bọc nhỏ bao phủ và rất dễ vỡ nếu như tác động mạnh. Khi sờ vào sẽ có cảm giác đau nhức ngay tại vị trí mụn. Tình trạng mụn này rất dễ để lại các vết sẹo sau khi được xử lý xong do quá trình viêm đã tiến triển khá nặng.  

1.2.4. Mụn nang (Cysts)

Mụn nang được xem là loại mụn có mức độ gây tổn thương lớn nhất, chúng chứa đầy mủ do hệ miễn dịch đang chống lại các vi khuẩn xâm nhập, kèm với bã nhờn tích tụ quá mức, dẫn đến kích thước mụn rất lớn. Giống như mụn bọc, mụn nang có thể gây đau đớn hơn và cần được thăm khám bởi bác sĩ da liễu vì chúng cũng có thể để lại sẹo nếu như không được xử lý đúng cách. 

Mụn nang

2. PHƯƠNG PHÁP GIẢM VÀ NGĂN NGỪA MỤN 

2.1. Mục tiêu giảm và ngăn ngừa mụn

Để giảm mụn hiệu quả, chúng ta cần giải quyết nguyên nhân hình thành mụn. Cụ thể, có bốn nguyên nhân chính hình thành nên mụn bao gồm: 

- Sản xuất bã nhờn quá mức

- Rối loạn sừng hóa

- Vi khuẩn P.Acnes

- Quá trình viêm

Phương pháp tiếp cận giảm mụn sẽ phụ thuộc vào: mức độ nghiêm trọng của tình trạng mụn, phương pháp xử lý ưu tiên cho loại mụn, tuổi tác, sự tuân thủ và khả năng đáp ứng của bệnh nhân đối với các liệu pháp đã dùng trước đó. Nhìn chung, những phương pháp giảm mụn khác nhau sẽ nhắm vào các nguyên nhân gây mụn khác nhau nhằm đạt được hiệu quả cao như giảm sản xuất bã nhờn để ngăn ngừa tắc nang lông, ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.Acnes và giảm viêm, ổn định sừng hóa. [1]

a) Mụn do sản xuất bã nhờn quá mức

Đối với tình trạng sản xuất bã nhờn quá mức, việc chăm sóc da sẽ cần tập trung vào các hoạt chất hạn chế dầu thừa được tiết ra. Ví dụ như Niacinamide, Azelaic acid, các loại chiết xuất thực vật hoặc sản phẩm có chứa cồn và tinh dầu ở đường bôi, hoặc kẽm ở đường uống. 

b) Mụn do rối loạn sừng hóa

Đối với tình trạng rối loạn sừng hóa, cần phải áp dụng các hoạt chất có khả năng hỗ trợ ổn định sừng hóa như Retinol, Tretinoin hoặc Adapalene ở đường bôi, thậm chí có thể là Isotretinoin sử dụng ở đường uống.

c) Mụn do vi khuẩn P.Acnes

Những loại mụn đang bị nhiễm khuẩn P.Acnes cần phải ưu tiên ức chế sự phát triển của chúng bằng cách sử dụng những hoạt chất như Benzoyl Peroxide đường bôi, kháng sinh Clindamycin, Erythromycin đường bôi hoặc đường uống để ngăn chặn các loại vi khuẩn này.

d) Mụn do quá trình viêm

Cuối cùng, việc ngăn chặn quá trình viêm còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Trường hợp quá trình viêm do vi khuẩn P.Acnes tăng sinh quá mức, người bị mụn cần phải kết hợp giữa các loại thuốc kháng khuẩn và giảm viêm cùng lúc. Hoặc nếu như quá trình viêm do hormone gây ra (nhất là đối với ở nữ giới) cần phải uống các loại thuốc nhằm giảm nồng độ hormone trong cơ thể xuống (lưu ý cần phải có sự thăm khám từ bác sĩ để được chẩn đoán rõ ràng).

2.2 Phương pháp giảm mụn 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để giảm và ngăn ngừa mụn khác nhau, trong đó có 3 phương pháp chính thường được sử dụng, bao gồm: thoa ngoài, đường uống và xâm lấn. Tùy thuộc vào từng tình trạng da, từng vấn đề mụn khác nhau sẽ có từng phương pháp khác nhau để giảm mụn phù hợp. 

Ví dụ, ở một số trường hợp đối với mụn không viêm, việc sử dụng các sản phẩm thoa ngoài có chứa Salicylic acid tại nhà cũng hỗ trợ đáng kể để cải thiện tình trạng bít tắc lỗ chân lông và bã nhờn. Ngoài ra, người gặp vấn đề mụn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được lấy nhân mụn một cách nhanh chóng (xâm lấn).

Bên cạnh đó, với những người bị mụn trứng cá nặng hoặc mụn nang thì cần phải có sự can thiệp đến từ bác sĩ để kết hợp các biện pháp xâm lấn và lấy sạch nhân mụn. Kèm với đó, người bị mụn phải kết hợp uống thêm một số thuốc kháng sinh hoặc Isotretinoin dưới sự giám sát của bác sĩ, và có thể sử dụng các loại thuốc thoa ngoài hằng ngày để tình trạng mụn được cải thiện một cách nhanh nhất.

2.3 Kết hợp các phương pháp giảm mụn

Trước khi gặp bác sĩ, người bệnh thường sử dụng các liệu pháp không kê đơn để giảm mụn của họ. Các phương pháp xử lý mụn như vậy có thể tiếp cận dễ dàng, ít tốn kém và ít gây kích ứng hơn so với các liệu pháp kê đơn. Tuy nhiên, đối với một số tình trạng mụn nặng, cần phải đến bác sĩ thăm khám nhằm hạn chế tối đa các hậu quả mà mụn để lại như sẹo.

Tùy thuộc vào từng mức độ của mụn mà chúng ta sẽ có các phương pháp giảm mụn khác nhau. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng với từng loại da. 

Đối với những trường hợp có tình trạng mụn ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các hoạt chất bôi thoa tại nhà. Đối với tình trạng mụn từ trung bình đến nặng, cần phải can thiệp bằng các loại thuốc kháng sinh ở đường uống lẫn đường bôi (Isotretinoin), người bệnh cần tham khảo và theo phác đồ của các bác sĩ da liễu.

Phác đồ dưới đây được đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo cách sử dụng và kết hợp các phương pháp giảm mụn phù hợp với từng tình trạng mụn.

Bảng 2: Phương pháp giảm mụn cho từng mức độ của mụn [2]

2.4. Phương pháp ngăn ngừa mụn 

Bên cạnh giảm mụn, ngăn ngừa các nguyên nhân hình thành mụn là điều cần thiết để mụn không hình thành. Đặc biệt với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam, dầu thừa sẽ dễ sản xuất nhiều hơn gây ra mụn. Một số phương pháp cơ bản sau đây có thể hỗ trợ ngăn ngừa mụn, bạn có thể thử áp dụng:

- Làm sạch da hàng ngày với 2 bước: tẩy trang và sữa rửa mặt, hỗ trợ lấy đi bụi bẩn và bã nhờn trên bề mặt da.

- Tẩy da chết bằng các sản phẩm có chứa những hoạt chất AHA, BHA, PHA giúp ngăn bít tắc lỗ chân lông.

- Bảo vệ da bằng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên ngăn chặn các phản ứng viêm ở da.

- Kết hợp với dưỡng ẩm và ổn định sừng hóa bằng các sản phẩm có chứa Retinoid nhằm hạn chế hình thành nhân mụn mới.

3. KẾT LUẬN

Từ bảng tham khảo phương pháp giảm mụn cho từng loại mụn đã cho thấy rằng liệu pháp sử dụng sản phẩm thoa ngoài là một trong những tiêu chuẩn chăm sóc cho da mụn từ mức độ nhẹ đến trung bình. Các hoạt chất Retinoids, chất kháng khuẩn như Benzoyl Peroxide và kháng sinh là cơ sở chính của phương pháp giảm mụn tại chỗ. Các phương pháp giảm như vậy có hiệu quả tại các vị trí ứng dụng và chúng có thể ngăn ngừa các tổn thương mới.

Hơn hết, trong quá trình giảm mụn, người bệnh cần phải có sự kiên nhẫn vì hầu hết các chế phẩm bôi ngoài da cần ít nhất 6 - 8 tuần trước khi thấy sự cải thiện, và chúng có thể được sử dụng trong nhiều năm khi cần thiết. Như một số nghiên cứu đã chứng minh đối với những bệnh nhân bị mụn thường xuyên, họ cần phải duy trì việc sử dụng Retinoid trong thời gian dài để ngăn chặn nhân mụn mới được hình thành. [2]

Ngoài ra, việc lựa chọn kết cấu sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng để mang lại hiệu quả trong giảm mụn, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và độ nặng nhẹ do mụn gây ra. Các dạng gel, sữa rửa mặt và toner sẽ có xu hướng làm khô và hữu ích cho da dầu bởi vì chúng khá dễ thấm. Kem dưỡng da hay dạng thuốc mỡ lại có lợi cho da khô hơn vì chúng giữ ẩm lâu. 

Bên cạnh đó, hiệu quả của các sản phẩm mang lại còn phụ thuộc vào hệ nền, tá dược có trong sản phẩm, vì chúng cũng là yếu tố quyết định để mang lại hiệu quả trong việc chăm sóc da.

4. SẢN PHẨM GỢI Ý

Để giảm và ngăn ngừa mụn hiệu quả, tập trung vào các sản phẩm hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn, da chết, dầu thừa là điều cần thiết nhất đối với làn da mụn. Các hoạt chất như Salicylic acid, Glycolic acid và Lactic acid là sự lựa chọn sáng giá cho những làn da nhiều dầu thừa và dày sừng, đang gặp phải tình trạng bít tắc lỗ chân lông.

Ngoài ra, việc sử dụng các hoạt chất tập trung vào sự ức chế quá trình viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn vào các loại mụn viêm được ưu tiên hàng đầu trong giảm và ngăn ngừa nhóm mụn đó, đặc biệt là mụn trứng cá (tình trạng mụn phổ biến ở khí hậu Việt Nam ở lứa tuổi dậy thì). Benzoyl Peroxide kết hợp với kháng sinh (theo sự chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng kháng sinh ở đường bôi lẫn uống), và Retinoid nhằm hạn chế sự phát triển của các nhân mụn mới là những ví dụ điển hình trong giảm và ngăn ngừa mụn.

Một số sản phẩm giúp giảm và ngăn ngừa mụn:

 

1. Kem chống lão hoá, ngừa nếp nhăn Obagi Tretinoin 

2Bộ peel tại nhà Obagi Clinical Blue Brilliance Triple Acid Peel

3. Dung dịch tẩy da chết, ngừa mụn, giảm dầu nhờn Obagi Clenziderm MD Pore Therapy

4. Sữa rửa mặt chứa BHA giảm nhờn, làm sạch sâu Obagi Clenziderm MD Daily Care Foaming Cleanser

5. Kem dưỡng ẩm cho da mụn Obagi CLENZIderm MD Therapeutic

6. Lotion chấm mụn chứa 5% Benzoyl Peroxide Obagi CLENZIderm MD Therapeutic

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Kraft, J., & Freiman, A. (2011). Management of acne. Cmaj, 183(7), E430-E435.

[2] Haider A, Shaw JC. Treatment of acne vulgaris. JAMA 2004;292:726–35

[3] Batista, A. S. F., & Ana, P. (2016). Types of Acne and Associated Therapy: A Review. Amr Res J Pharm, 9.

Thời gian thoa lại kem chống nắng phù hợp

Thời gian thoa lại kem chống nắng phù hợp

Th 4 08/05/2024 3 phút đọc

I. Tại sao việc thoa lại kem chống nắng là cần thiết?Việc sử dụng kem chống nắng là một phần quan trọng trong chăm sóc da... Đọc tiếp

Phục hồi da sau khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài

Phục hồi da sau khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài

Th 4 08/05/2024 4 phút đọc

I. Tác hại của ánh nắng đối với daÁnh nắng mặt trời là một nguồn năng lượng quan trọng cho cuộc sống trên Trái Đất, nhưng... Đọc tiếp

Cẩm nang bảo vệ làn da khỏi tia cực tím vào ngày hè

Cẩm nang bảo vệ làn da khỏi tia cực tím vào ngày hè

Th 4 08/05/2024 3 phút đọc

Mỗi khi mùa hè đến, ánh nắng mặt trời trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết, với tia cực tím (UV) gây ra nhiều vấn... Đọc tiếp

LÀN DA NÀO PHÙ HỢP VỚI DAILY HYDRO-DROPS? LỢI ÍCH CỦA SỬ DỤNG DAILY HYDRO-DROPS HÀNG NGÀY

LÀN DA NÀO PHÙ HỢP VỚI DAILY HYDRO-DROPS? LỢI ÍCH CỦA SỬ DỤNG DAILY HYDRO-DROPS HÀNG NGÀY

Th 2 08/04/2024 4 phút đọc

1. Lợi ích của Niacinamide với làn da Niacinamide, còn được gọi là nicotinamide, là tiền chất của các đồng yếu tố quan trọng niacinamide adenosine dinucleotide... Đọc tiếp

Nội dung bài viết