HOTLINE SHOP OBAGI MEDICAL VIETNAM: 028.3622.5532
CHỌN CÔNG THỨC RETINOL NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HẠN CHẾ KÍCH ỨNG?

CHỌN CÔNG THỨC RETINOL NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HẠN CHẾ KÍCH ỨNG?

Team Obagi Support
Th 6 10/03/2023 10 phút đọc
Nội dung bài viết

Retinol được biết đến như một hoạt chất “vàng” vì những lợi ích nó mang lại là vô cùng to lớn cho làn da. Song với đó, chúng có thể mang một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng không đúng cách hoặc không đúng công thức. Vậy nên lựa chọn công thức Retinol như thế nào để hạn chế kích ứng nhất có thể khi sử dụng? Obagi sẽ đưa ra một số giải pháp để giúp bạn lựa chọn công thức Retinol sáng giá cho làn da mình nhé!

1. NHỮNG CÔNG DỤNG RETINOL MANG LẠI CHO LÀN DA

Retinol là một dạng dẫn xuất của Vitamin A, đây là một hoạt chất được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá, hoặc lão hóa da. Ban đầu, Tretinoin (một dạng acid của Retinol) đã được phát hiện với công dụng giúp giải quyết mụn trứng cá cho làn da. Chúng hoạt động trên da bằng cách bình thường hóa quá trình bong vảy thông qua việc giảm sự tăng sinh tế bào sừng và thúc đẩy quá trình biệt hóa tế bào trở nên ổn định hơn. Retinoids tại chỗ cũng ngăn chặn một số con đường viêm nhiễm quan trọng được kích hoạt trong mụn trứng cá. Qua một vài năm sau đó, Retinoid còn được phát hiện với khả năng chống lão hóa cho làn da cũng nhờ vào chức năng giúp ổn định sừng hóa lại các tế bào sừng trên làn da và ngăn sự suy thoái của ma trận ngoại bào dưới lớp thượng bì do tia UV gây ra - nơi sản xuất Collagen và Elastin. [1]

Retinol xứng đáng có trong chu trình dưỡng da để ngăn ngừa nếp nhăn và chống lão hoá sớm

Nhờ vào những công dụng thần kỳ từ các loại dẫn xuất Vitamin A này mang lại, các sản phẩm chứa hoạt chất Retinol cũng dần được ra đời giúp hỗ trợ giải quyết các vấn đề cho làn da như mụn, thâm, lão hóa… Tuy nhiên, việc sử dụng các hoạt chất này một cách quá mức mà không có kế hoạch rõ ràng có thể khiến cho làn da gặp phải vấn đề nhạy cảm, các biểu hiện như kích ứng, đỏ rát, bong tróc da sẽ khiến cho làn da trở nên khó khăn hơn trong sinh hoạt hằng ngày. Hoặc hơn nữa, nếu chúng ta sử dụng các loại công thức không được tích hợp công nghệ tiên tiến sẽ có thể khiến cho da gặp vấn đề như trên. Vậy có bao nhiêu nguyên nhân có thể gây kích ứng cho làn da khi sử dụng các sản phẩm có chứa Retinol ?

2. NGUYÊN NHÂN GÂY KÍCH ỨNG KHI DÙNG RETINOL

2.1. Dùng Retinol nồng độ cao khi mới sử dụng 

Nồng độ được xem là yếu tố quan tâm hàng đầu khi mua hàng. Đa phần, người dùng sẽ có xu hướng chọn các công thức Retinol có nồng độ cao ngay khi mới sử dụng, với suy nghĩ rằng “Nồng độ cao sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng, rút ngắn thời gian hơn”. Điều này không sai, nhưng đối với những làn da mỏng manh hoặc có độ đáp ứng kém với hoạt chất mang tính điều trị, Retinol sẽ vô tình thúc đẩy sự hoạt động quá mức cho các tế bào, khiến cho quá trình mất nước xuyên biểu bì diễn ra nhanh chóng, dẫn đến tình trạng khô da, bong tróc quá mức và gây cảm giác đỏ rát cho làn da.

Một nghiên cứu đã diễn ra khi thử nghiệm với 3 nhóm đối tượng sử dụng 2 nồng độ Tretinoin khác nhau: nhóm 1 sử dụng 0.1% Tretinoin, nhóm 2 sử dụng 0.025% Tretinoin và nhóm 3 sử dụng giả dược. Sau 48 tuần, các tác giả đã nhận thấy rằng ở nhóm sử dụng 0.1% Tretinoin lại có biểu hiện cải thiện làn da hơn so với nhóm sử dụng 0.025% Tretinoin (sự dày lên biểu bì tăng lần lượt 30% và 28%). Tuy nhiên, các tác dụng phụ gây kích ứng như bị đỏ da và bong vảy lớn hơn nhiều ở nhóm dùng Tretinoin 0,1% so với nhóm dùng Tretinoin 0,025%. [2]

Hình 1: Kết quả giữa nhóm dùng Tretinoin 0.025% (trên) và nhóm dùng Tretinoin 0.1% (dưới sau 48 tuần. [2]

Qua đó, kết luận có thể rút ra từ nghiên cứu này đó là nhằm giảm mức kích ứng khi sử dụng các sản phẩm có chứa Retinoid (cụ thể là Retinol hoặc Tretinoin), chúng ta nên sử dụng nồng độ phù hợp với làn da hiện tại. Hạn chế sử dụng nồng độ Retinol/Tretinoin cao khi chưa thật sự cần thiết, mặc dù kết quả ở 2 nồng độ thấp và cao đều cho kết quả tương tự nhau, khác nhau về thời gian sử dụng.

2.2. Sử dụng Retinol với tần suất không phù hợp

Một số làn da có thể bị “bội thực” với việc sử dụng Retinol ở tần suất thường xuyên khi mới bắt đầu. Cụ thể hơn, Retinol giúp kích hoạt một số phản ứng giúp kích thích sản xuất các lớp sừng mới hơn. Tuy nhiên, khi chúng ta vô tình thúc đẩy quá trình này diễn ra quá mức (tức là sử dụng với tần suất quá mức so với ngưỡng chịu đựng của da), làn da sẽ dung nạp quá tải một lượng lớn Retinol và gây ra tình trạng viêm dưới nền da, xuất hiện tình trạng đỏ, dù rằng đây là biểu hiện tích cực vì Retinol đang tác động mạnh mẽ giúp thúc đẩy quá trình ổn định sừng hóa và sản sinh Collagen.

Nhằm hạn chế được tình trạng này, chúng ta cần phải kiểm soát tần suất sử dụng khi mới dùng. Cụ thể hơn, có thể sử dụng Retinol cách ngày, giữa những ngày không dùng Retinol đó, chúng ta có thể dùng thêm các sản phẩm giữ ẩm và phục hồi da nhằm tăng cường khả năng cấp ẩm và giữ ẩm cho làn da hạn chế bị kích ứng hơn khi dùng Retinol.

Hình 2: Làn da trở nên đỏ, khô ráp hơn khi sử dụng Retinol [3] 

2.3. Công thức Retinol chưa tối ưu

Một số công thức không chứa các công nghệ tân tiến, chuyên sâu sẽ có thể khiến cho Retinol trở nên hoạt động quá mức, làn da phải dung nạp liên tục một lượng lớn Retinol trong khoảng thời gian ngắn, gây ra tình trạng đỏ rát da. 

Hoặc một số công thức Retinol truyền thống không tích hợp các thành phần dưỡng ẩm kèm theo, khiến cho làn da người sử dụng dễ bị bong tróc hơn và cảm thấy khó chịu khi sử dụng các sản phẩm khác. Vậy, nên lựa chọn công thức như thế nào khi sử dụng Retinol để hạn chế kích ứng ?

3. CÔNG THỨC RETINOL LÝ TƯỞNG HẠN CHẾ KÍCH ỨNG

Một công thức Retinol lý tưởng cho mọi làn da phải đáp ứng được các yếu tố gồm hiệu quả rõ rệt, hạn chế gây kích ứng, thẩm thấu nhanh. Với đó, công thức Retinol được áp dụng các công nghệ bào chế đặc biệt sẽ đáp ứng được các tiêu chí trên.

Retinol là hoạt chất mang lại giá trị cao trong các công thức mỹ phẩm cũng như là dược phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của Retinol đó là rất nhạy cảm và dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng và oxy, khiến nó khó kết hợp thành các công thức ổn định. Hơn nữa, Retinol có đặc tính tan kém trong nước và khoảng thời gian điều trị hẹp (nghĩa là nó không mang lại hiệu quả ở nồng độ thấp và có thể gây kích ứng với nồng độ cao). Vậy nên, để cải tiến công thức chứa Retinol, các nhà khoa học cũng đã phát triển một số hệ thống vận chuyển Retinol ưu việt hơn, giúp bảo vệ và có thể kiểm soát tốc độ giải phóng Retinol vào tế bào. [4] 

Hình 3: Công nghệ Entrapped Retinol giúp bảo vệ Retinol, ngăn ngừa gây kích ứng cho da và kiểm soát tốc độ giải phóng Retinol vào trong tế bào [4]

Điển hình là công nghệ Entrapped Retinol, với Retinol được bao bọc bởi một vỏ bọc bằng Silica bên ngoài, có tác dụng ngăn ngừa sự ảnh hưởng từ môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, oxy lên phân tử Retinol. Hơn nữa, ưu điểm của vỏ bọc này sẽ kiểm soát quá trình giải phóng Retinol vào trong tế bào một cách chậm rãi trong vài giờ, hạn chế việc các tế bào dung nạp Retinol một cách quá tải dẫn đến kích ứng cho làn da.

Nhìn chung, với các công thức tiên tiến hiện nay, việc đóng gói phân tử Retinol sẽ giúp hạn chế được kích ứng, đồng thời cũng mang lại sự bảo vệ tốt hơn cho phân tử Retinol không bị phân hủy khi tiếp xúc với môi trường hoặc bôi lên da. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải một phác đồ sử dụng Retinol đúng cách, tránh việc sử dụng nồng độ cao, hay tần suất liên tục mà gây ra những tác dụng phụ không đáng có khi dùng hoạt chất vàng để chống lão hóa này.

 

SẢN PHẨM GỢI Ý

1. Kem chống lão hóa Obagi 360 Retinol 0.5 

2. Kem chống lão hóa Obagi Retinol 1.0 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Leyden, J., Stein-Gold, L., & Weiss, J. (2017). Why topical retinoids are mainstay of therapy for acne. Dermatology and therapy, 7, 293-304.

[2] Griffiths, C. E., Kang, S., Ellis, C. N., Kim, K. J., Finkel, L. J., Ortiz-Ferrer, L. C., ... & Voorhees, J. J. (1995). Two concentrations of topical tretinoin (retinoic acid) cause similar improvement of photoaging but different degrees of irritation: a double-blind, vehicle-controlled comparison of 0.1% and 0.025% tretinoin creams. Archives of dermatology, 131(9), 1037-1044

[3] Leslie, B., Saghari, S., & Weisberg, E. (2009). Cosmetic Dermatology: Principles and Practice.

[4] Shields IV, C. W., White, J. P., Osta, E. G., Patel, J., Rajkumar, S., Kirby, N., ... & Zauscher, S. (2018). Encapsulation and controlled release of retinol from silicone particles for topical delivery. Journal of Controlled Release, 278, 37-48.

 
Sử dụng BHA đúng cách để làm sáng da và giảm mụn cám

Sử dụng BHA đúng cách để làm sáng da và giảm mụn cám

Th 3 19/11/2024 9 phút đọc

BHA (Beta Hydroxy Acid), hay còn gọi là Acid Salicylic, là một thành phần nổi bật trong nhiều sản phẩm chăm sóc da nhờ vào khả... Đọc tiếp

Đâu là cách hiệu quả nhất để trị nám da?

Đâu là cách hiệu quả nhất để trị nám da?

Th 2 18/11/2024 10 phút đọc

Nám da là vấn đề da liễu phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là phụ nữ sau... Đọc tiếp

Hướng dẫn sử dụng retinol để giảm mụn và làm mờ nám

Hướng dẫn sử dụng retinol để giảm mụn và làm mờ nám

Th 2 18/11/2024 7 phút đọc

Retinol là một thành phần chăm sóc da nổi tiếng, đặc biệt hữu ích trong việc giảm mụn và làm mờ nám. Sở hữu công dụng... Đọc tiếp

Cẩm nang trị mụn nội tiết

Cẩm nang trị mụn nội tiết

Th 2 18/11/2024 11 phút đọc

Mụn nội tiết là một dạng mụn thường xuyên xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Mụn này thường gặp ở... Đọc tiếp

Nội dung bài viết