HOTLINE SHOP OBAGI MEDICAL VIETNAM: 028.3622.5532
Hiểu về tuyến bã nhờn và các hoạt chất kiểm soát bã nhờn

Hiểu về tuyến bã nhờn và các hoạt chất kiểm soát bã nhờn

Team Obagi Support
Th 3 17/08/2021 10 phút đọc
Nội dung bài viết

Da Dầu (Oily skin), hay còn gọi là da nhờn, là tình trạng phát triển do các tuyến bã nhờn (dầu) hoạt động quá mức tạo ra một lượng bã nhờn dồi dào. Đây là một trong những loại da gặp nhiều rắc rối nhất với các vấn đề như mụn, thâm mụn và sẹo rỗ. Kiểm soát lượng dầu trên da là một điều không hề đơn giản chút nào. Tuy nhiên, nếu hiểu tường tận về bản chất của chúng, việc kiểm soát sẽ dễ dàng hơn phần nào. Trong bài biết này, cùng Obagi tìm hiểu về các mối liên quan đến hai chữ “Da Dầu” nhé.

1. Tuyến bã nhờn và chức năng của chúng

1.1. Giới thiệu về bã nhờn

Da dầu là một trong ba loại da phổ biến nhất trong hệ thống phân loại da. Da dầu  thường đi kèm với các đặc điểm dễ nhận dạng như nền da trông bóng và nhờn, lỗ chân lông trông to hơn, và hay gặp phải các vấn đề thẩm mỹ, chẳng hạn như sự phát triển của mụn trứng cá. Tuyến bã nhờn nằm ở lớp trung bì và là nơi sản sinh ra bã nhờn. Khi nhắc đến da dầu, không thể nào bỏ qua tầm quan trọng của sự tiết dầu (bã nhờn) đối với làn da. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong hàng rào biểu bì và khả năng miễn dịch bẩm sinh nhằm giúp chống cự lại với các yếu tố gây hại cho cơ thể.

1.2. Chức năng của chất nhờn

Vai trò của chất nhờn hiện nay vẫn còn được nghiên cứu rất nhiều. Nhưng trong đó, 3 chức năng chính của chất nhờn đối với da mà đã được nghiên cứu rõ ràng chính là ức chế hoạt động của vi khuẩn, giữ ẩm, và chống oxy hoá.

- Ức chế hoạt động của vi khuẩn: Chất nhờn có chứa rất nhiều thành phần lipid, một trong số những thành phần ấy là Triglyceride và Cholesterol. Dưới những tác động của các vi sinh vật thường trú trên da, một phần triglyceride ngay lập tức bị thủy phân, còn phần cholesterol sẽ bị este hóa. Chính vì thế, chất bã nhờn bài tiết ra ngoài chứa một lượng acid béo tự do đáng kể góp phần tạo nên độ acid cho pH bề mặt da, giúp giảm đi sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại. 

- Giữ ẩm: Bã nhờn tiết ra tiếp tục hòa trộn với lipid biểu bì được tạo ra từ sự phá hủy các tế bào sừng bong vảy và tạo thành lớp màng lipid bề mặt bao phủ lớp sừng, giúp ngăn hiện tượng mất nước qua thượng bì (TEWL) từ đó duy trì được sự ổn định của độ ẩm trên da.

- Chống oxy hoá: Trong bã nhờn còn có chứa vitamin E  - một chất chống oxy hoá mạnh. Tuyến bã nhờn vận chuyển chất chống oxy hóa này vào trong và trên bề mặt da, từ đó thể hiện hoạt động bảo vệ da dưới ánh sáng mặt trời.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bã nhờn

2.1. Hormone

Chất nhờn tăng lên khi cơ thể bước vào giai đoạn dậy thì. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc sản xuất quá mức nội tiết tố androgen và sự tiết dầu thừa. Bên cạnh đó, mụn trứng cá thường xuất hiện ở nữ giới trước chu kỳ kinh nguyệt và nam giới do mức testosterone tăng cao cũng được lý giải rằng do việc giãn nở tối đa tuyến nhờn dẫn đến tăng tiết chất nhờn quá mức.

2.2. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất chất nhờn. Các nguồn nguyên liệu như đường glucose, acid béo...chính là nguồn nguyên liệu chính cơ thể dùng để tổng hợp chất nhờn cho da. Việc cung cấp quá nhiều lipid từ chế độ ăn có thể được hấp thu vào tế bào nhờn mà không cần sự chuyển hoá nào. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra, dung nạp quá nhiều đường và sữa cũng làm tăng nồng độ chất nhờn của cơ thể.

2.3 Stress

Trong tuyến nhờn cũng có những thụ thể của chất P (một chất trung gian thần kinh được giải phóng khi cơ thể bị stress). Chất P này kích thích tuyến bã nhờn tăng hoạt động, càng stress cơ thể càng tăng tiết bã nhờn. Điều này cũng đã làm rõ trong những trường hợp mụn viêm và bùng phát liên quan đến stress.

2.4 Một số yếu tố khác

- Tuổi tác là một phần quy định tuyến nhờn và sự tiết nhờn. Tỷ lệ tiết nhờn cao nhất ở độ tuổi dậy thì và trưởng thành (15-35 tuổi), sau 40 tuổi, sự tiết nhờn bắt đầu giảm dần. Đó cũng là nguyên nhân kiến da người già thường khô ráp hơn.

- Chủng tộc cũng là yếu tố cho sự khác biệt ấy, những người da đen thường có kích thước tuyến bã nhờn lớn hơn và nồng độ chất nhờn cao hơn những người da trắng.

- Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra giới tính và nhiệt độ môi trường cũng cấu thành nên sự khác biệt về chất nhờn trên da.

3. Các hoạt chất bôi tại chỗ trong điều tiết bã nhờn

Có rất nhiều chất được cho là có khả năng kiểm soát chất nhờn trên da được quảng cáo trên thị trường, nhưng phần lớn đều là các chất hấp thụ chất nhờn chứ không phải ức chế chất nhờn. Dưới đây là các chất đã được nghiên cứu chỉ ra rằng có khả năng ức chế sự phát triển quá mức của chất nhờn.

3.1. Retinoids

Retinoids là tên gọi của các phái sinh vitamin A mà trong đó thường gặp nhất chính là retinol, tretinoin và adapalene. Retinoids có khả năng tác động trực tiếp lên nhân tế bào, từ đó phát huy vai trò đa nhiệm đối với làn da như bình thường quá trình sừng hoá, cải thiện kích thước lỗ chân lông, điều trị mụn và tăng sinh tế bào. Nghiên cứu chỉ ra rằng: retinoids có thể làm giảm đáng kể sự tăng sinh, biệt hóa và tổng hợp bã nhờn của tế bào tuyến bã. Ngoài ra, tác dụng làm giảm kích thước lỗ chân lông trên khuôn mặt cũng tỷ lệ thuận với giảm lượng bã nhờn được tiết ra.

3.2. Salicylic acid

Salicylic acid là một loại acid thuộc nhóm beta-hydroxy acid. Với đặc tính tan tốt trong dầu và kháng viêm nên Salicylic acid có tác dụng hoạt hoá các tế bào đáy, gây bong phần trên của lớp sừng thượng bì bằng cách loại bỏ các phân tử lipid giữa các tế bào, từ đó làm giảm quá trình sản xuất bã nhờn của tế bào tuyến bã. Ngoài ra, các đặc tính trên còn giúp Salicylic acid hữu hiệu trong việc loại bỏ những mụn ẩn, mụn viêm và ngăn ngừa tình trạng mụn xuất hiện trên da.

3.3. Niacinamide

Niacinamide là một thành phần thuộc nhóm vitamin B, nó còn được gọi là nicotinamide. Đây được xem là một “active” đa công dụng, niacinamide có khả năng kháng viêm, hỗ trợ trong việc điều trị mụn và cải thiện sắc tố, đồng thời nó còn có thể tăng hoạt hoá hydrat giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da. Ở nồng độ 2% trở lên của Niacinamide đã  có thể  ức chế tiết dầu của tế bào tuyến bã nhờn, từ đó dẫn đến da ít sản xuất bã nhờn và giảm lượng dầu nhờn tổng thể của da.

Ngoài ra, việc làm sạch và chăm sóc một cách hợp lý cũng góp phần trực tiếp vào việc kiểm soát lượng dầu tiết ra quá mức ở da.

4. Khoa học chăm sóc da dầu

4.1. Làm sạch

Mụn, thâm là các vấn đề nan giải thường đi kèm theo với những làn da dầu. Vì thế, việc làm sạch được xem là bước quan trọng nhất nhằm đảo bảo bề mặt da luôn được sạch sẽ và thông thoáng.

Sử dụng phương pháp “double-cleansing” với nước tẩy trang và sữa rửa mặt trong công thức oil free và chứa các hoạt chất như Benzoyl peroxide, glycolic acid, salicylic acid...sẽ giúp làm sạch sâu và ngăn ngừa mụn.

4.2. Tẩy tế bào chết

Nên dùng tẩy da chết hoá học chứa 1-2% salicylic acid  từ 2-3 lần/tuần để loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt dạ, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông.

4.3. Dưỡng ẩm

Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ, giàu các chất hút ẩm (humectant) để cân bằng độ ẩm cho da, từ đó cũng giúp giảm đi tình trạng tiết dầu quá mức.

4.4. Bảo vệ da

Cần chú ý bảo vệ da dưới tác hại của các tia UVs, ô nhiễm môi trường, các chất độc hại bằng cách sử dụng kem chống nắng đều đặn và che chắn khi đi ra đường. Có như thế da mới khoẻ mạnh và không sinh ra các phản ứng tiêu cực.

Tuy da dầu là một loại da khó chăm sóc và điều trị vì không có phương pháp nào thực sự hiệu quả trong việc giảm tiết bã nhờn triệt để. Nhưng với những phân tích ở góc độ đa chiều về các sinh lý xung quanh làn da dầu cũng như là sự tiết dầu của da đã phần nào vạch ra hướng đi cụ thể trong công cuộc chăm sóc và duy trì một làn da dầu khoẻ mạnh.

SẢN PHẨM GỢI Ý

1. Kem chống lão hoá, ngừa nếp nhăn Obagi Clinical Retinol 0,5 Retexturizing Cream

2. Dung dịch tẩy tế bào chết, ngừa mụn, kháng viêm Obagi CLENZIDERM M.D Pore Therapy 2% Salicylic Acid. 

3. Kem chống nắng cho mọi loại da Obagi Sun Shield Matte Broad Spectrum SPF 50.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sakuma, T. H., & Maibach, H. I. (2012). Oily skin: an overview. Skin pharmacology and physiology, 25(5), 227-235.

2. Endly, D. C., & Miller, R. A. (2017). Oily skin: a review of treatment options. The Journal of clinical and aesthetic dermatology, 10(8), 49. 

3.Segot‐Chicq, E., Compan‐Zaouati, D., Wolkenstein, P., Consoli, S., Rodary, C., Delvigne, V., ... & Poli, F. (2007). Development and validation of a questionnaire to evaluate how a cosmetic product for oily skin is able to improve well‐being in women. Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology, 21(9), 1181-1186. 


 

LÀN DA NÀO PHÙ HỢP VỚI DAILY HYDRO-DROPS? LỢI ÍCH CỦA SỬ DỤNG DAILY HYDRO-DROPS HÀNG NGÀY

LÀN DA NÀO PHÙ HỢP VỚI DAILY HYDRO-DROPS? LỢI ÍCH CỦA SỬ DỤNG DAILY HYDRO-DROPS HÀNG NGÀY

Th 2 08/04/2024 4 phút đọc

1. Lợi ích của Niacinamide với làn da Niacinamide, còn được gọi là nicotinamide, là tiền chất của các đồng yếu tố quan trọng niacinamide adenosine dinucleotide... Đọc tiếp

KINETIN LÀ GÌ? LỢI ÍCH CỦA KINETIN VỚI LÀN DA

KINETIN LÀ GÌ? LỢI ÍCH CỦA KINETIN VỚI LÀN DA

CN 07/04/2024 6 phút đọc

Cùng với sự phát triển của dược mỹ phẩm, kiến thức cho việc sử dụng hoạt chất điều trị ngày càng được phổ biến. Kinetin trở... Đọc tiếp

CẨM NANG CHĂM SÓC DA AN TOÀN CHO MẸ BẦU

CẨM NANG CHĂM SÓC DA AN TOÀN CHO MẸ BẦU

CN 07/04/2024 6 phút đọc

Mang thai là thời kỳ phụ nữ chịu những thay đổi đáng kể về sinh lý, nội tiết tố, từ đó ảnh hưởng đến ngoại hình... Đọc tiếp

Toàn cảnh phương pháp điều trị nám được chuyên gia ứng dụng

Toàn cảnh phương pháp điều trị nám được chuyên gia ứng dụng

Th 5 07/03/2024 9 phút đọc

Nám da là tình trạng tăng sắc tố da phổ biến, thường xảy ra trên mặt, với tỷ lệ mắc cao hơn ở phụ nữ và... Đọc tiếp

Nội dung bài viết