HOTLINE SHOP OBAGI MEDICAL VIETNAM: 028.3622.5532
Chọn sữa rửa mặt thế nào cho làn da nhạy cảm ?

Chọn sữa rửa mặt thế nào cho làn da nhạy cảm ?

haravan support
Th 6 26/11/2021 13 phút đọc
Nội dung bài viết

Làm sạch là một bước không thể thiếu trong bất kỳ chu trình dưỡng da nào. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp được ghi nhận đó là bị kích ứng do sử dụng những sữa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh. Vậy chọn sữa rửa mặt như thế nào cho phù hợp với làn da nhạy cảm? Trong bài viết này thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu về sữa rửa mặt - một sản phẩm thiết yếu trong mọi chu trình dưỡng da, đặc biệt là cách để chọn ra những sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính kể cả khi bạn là người sở hữu một làn da nhạy cảm.

I. Bản chất của sữa rửa mặt

Chìa khóa trong sữa rửa mặt không phải là những gì như các nhãn hiệu thường quảng cáo (dưỡng ẩm, phục hồi, chống lão hóa, trắng da,...) mà đó chính là chất hoạt động bề mặt (Surfactants). Đây là một nhóm các chất có tác dụng nhũ hóa giữa nước và dầu, bằng cách giảm sức căng bề mặt của chúng, làm cho chúng tạo thành 1 pha đồng nhất. Surfactants sẽ tùy thuộc từng loại khác nhau mà mang đến các đặc tính khác nhau, nó còn được ứng dụng rộng rãi trong các công thức mỹ phẩm khác như toner, serum, kem dưỡng,... Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ đào sâu về surfactant trong sữa rửa mặt nhằm phân tích xem phải sử dụng các loại surfactant như thế nào mới là an toàn cho da nhạy cảm.

1. Các loại chất hoạt động bề mặt

Vào những thời điểm lúc sữa rửa mặt chưa ra đời, thì việc nấu chất béo với xút để tạo ra các chất có tính tẩy rửa là khá thịnh hành. Tuy nhiên, nhược điểm rất lớn của các loại surfactant này đó chính là có độ pH khá cao (pH~9) nên sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hàng rào bảo vệ da, nhóm tẩy rửa bằng gốc chất béo + xút này được gọi chung đó là nhóm Carboxylate (nó cũng hiện diện trong các loại bánh xà phòng rửa tay hiện nay nên còn được gọi là chất tẩy rửa xà phòng), do đó chúng ta không nên sử dụng loại này trên da mặt.

Cho đến khi nền công nghiệp mỹ phẩm được phát triển thì các loại surfactant mới đã được ra đời, nó giúp cải thiện tính tẩy rửa của surfactant, với các đặc tính của 1 sữa rửa mặt cần có như độ làm sạch, bọt mịn, độ nhớt, khả năng tẩy rửa nhẹ hay mạnh,... Nhìn chung thì surfactants sẽ có cấu trúc và được phân loại như sau:

4 loại Surfactant với các đặc tính khác nhau 

2. Ảnh hưởng của sữa rửa mặt lên da

Như chúng ta đã biết, da luôn có một hàng rào bảo vệ nhất định, chúng bao gồm các loại như lipid, ceramide, acid amine,.... Tóm lại chúng sẽ được gom vào 3 nhóm chính, đó là liên kết giữa các gian bào (Epidermal Intercellular Lipid), bã nhờn (Sebum) và nhân tố giữ ẩm tự nhiên (Natural Moisturizing Factors - NMFs)

Các nhóm thành phần và tỷ lệ của chúng trong hàng rào bảo vệ da 

Khi chúng ta sử dụng sữa rửa mặt, nước sẽ được tầng sừng hấp thu trong quá trình làm sạch và khiến cho lượng protein hòa tan trong nước tăng lên đáng kể, dẫn đến tầng sừng cũng bị trương phồng theo, vì bản chất các acid amine là phân tử ưa nước (còn có thêm sự đóng góp của surfactants). Chính vì lý do đó, hàng rào bảo vệ da sẽ yếu đi sau khi rửa mặt dù là rửa mặt bằng nước hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ cho đến xà phòng, điểm duy nhất đó chính là lượng acid amine này sẽ bị mất ít hay nhiều sau khi rửa. Báo cáo [3] đã cho thấy rằng mức độ trương phồng của tầng sừng khi sử dụng Sodium Laurate (dạng xà phòng) cao hơn đáng kể so với việc sử dụng Sodium Cocoyl Isethionat (dạng không xà phòng). Ngoài ra, các yếu tố khác như pH và nhiệt độ của dung dịch có thể ảnh hưởng thêm đến hiện tượng trương phồng của lớp sừng, ví dụ như dung dịch có độ pH > 9 ngay cả khi không có sự hiện diện của chất hoạt động bề mặt đã được chứng minh là làm tăng độ trương nở của lớp sừng, điều này cho thấy thêm lợi ích của việc làm sạch của các loại sữa rửa mặt có mức pH trung tính. Chất hoạt động bề mặt có hại đã được chứng minh là sẽ làm loại bỏ nhiều lượng NMFs hơn khỏi da. Điều này có thể là do sự phá hủy lớp vỏ của tế bào sừng bởi chất hoạt động bề mặt gây ra. [3]

So sánh mức độ trương phồng của tầng sừng (ở da heo) khi sử dụng các chất làm sạch: Nước (Water), Sodium Cocoyl Isethionate (SCI) và Sodium Laurate (Na Laurate) 

Kế đến, surfactant cũng có khả năng gây hại cho hàng rào bảo vệ da thông qua cơ chế cuốn trôi lipid trong tầng sừng, với lý do đã được giải thích đó là surfactant sẽ nối 2 pha phân cực (Nước) và không phân cực (Lipid) để cuốn trôi chúng đi. Nghiên cứu [4] cũng đã cho thấy rằng việc sử dụng anionic surfactants vào lớp kép lipid có thể tạo ra điện tích âm trong phần cầu nối giữa các gian bào, từ đó làm thay đổi kết cấu và tính thấm của màng. Việc loại bỏ thậm chí một phần hay hoàn toàn phần lipid có trong tầng sừng, chẳng hạn như Cholesterol có thể làm cho cầu nối giữa các tầng sừng này không ổn định. Kết quả của việc loại bỏ Cholesterol bằng surfactant có tính xà phòng và loại surfactant không có tính xà phòng được biểu diễn trong biểu đồ dưới đây. Kết quả cho thấy rằng phần da sử dụng xà phòng sẽ bị loại bỏ nhiều lượng Cholesterol hơn loại không có tính xà phòng. 

Biểu đồ so sánh sự thất thoát Cholesterol khi sử dụng loại surfactant không có tính xà phòng và surfactant xà phòng

Qua đánh giá trên, việc lựa chọn surfactants trong sữa rửa mặt là một khía cạnh quan trọng cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Đa phần các loại sữa rửa mặt hiện nay đã được hạn chế các loại Sodium Lauryl Sulfate (SLS), Sodium Laureth Sulfate (SLES) vì những loại này có khả năng tẩy rửa khá mạnh, và chúng được thay thế bằng những gốc surfactant nhẹ dịu hơn, ví dụ như Alkyl Sulfonates, Olefin Sulfonates, Isethionates, Sulfosuccinates,... Ngoài ra, những yếu tố khác ảnh hưởng đến cấu trúc tầng sừng, giảm thiệt hại tầng sừng sau khi rửa đó chính là những hoạt chất phụ đi kèm, bao gồm chất làm mềm, dưỡng ẩm, phục hồi. Phần kế tiếp đây chúng ta sẽ đề cập về các hoạt chất có khả năng hạn chế được thiệt hại, giúp phục hồi tầng sừng sau khi rửa mặt.

II. Những điểm lưu ý khác khi chọn sữa rửa mặt

1. Các hoạt chất hỗ trợ tẩy da chết

Tẩy da chết là một bước giúp làn da của chúng ta khỏe mạnh, bằng cách thay mới liên tục các lá sừng bị già cỗi, hạn chế được các tình trạng như mụn, thâm, lão hóa một cách trực tiếp và nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với những làn da nhạy cảm, vừa mới bắt đầu sử dụng các sản phẩm chứa AHA, BHA,... có độ acid quá mạnh sẽ khiến làn da nhạy cảm hơn. Nhằm tránh được điều này thì chúng ta có thể bắt đầu với các loại sữa rửa mặt có chứa các hoạt chất tẩy da chết hóa học như AHA, BHA, enzyme đu đủ,... nhằm phân giải liên kết giữa các lá sừng. Nói một cách đơn giản hơn thì việc sử dụng sữa rửa mặt có chứa những hoạt chất như vậy sẽ giúp làn da chúng ta có thể dần thích nghi với các hoạt chất mạnh mẽ, từ đó không gây kích ứng vì thời gian lưu của sữa rửa mặt trên da là khá ngắn (~1 phút / 1 lần sử dụng). 

Enzyme đu đủ được xem là một cải tiến mới trong các hoạt chất tẩy da chết hiện nay, nó sẽ ly giải liên kết giữa các lá sừng, nhưng ưu việt hơn đó là enzyme tẩy da chết sẽ hoạt động một cách nhẹ nhàng hơn. Những nghiên cứu cũng đã so sánh khả năng kích ứng giữa Glycolic acid (AHA) và enzyme đu đủ, kết quả cho thấy rằng enzyme đu đủ có ít khả năng gây kích ứng hơn, do cơ chế của chúng chỉ tác động vào các tế bào chết trên bề mặt. Không giống như Glycolic acid, nó lại tác động sâu hơn và gây nhạy cảm cho da vì kích thước phân tử rất nhỏ

Nhằm hạn chế được việc các hoạt chất không phát huy hết tác dụng của nó trước khi chúng ta rửa trôi đi với nước, thì tích hợp thêm phương pháp tẩy da chết vật lý sẽ giúp tăng hiệu quả hơn. Bằng cách này, sử dụng các hạt sáp hay các hạt Cellulose có cấu trúc ở micromet sẽ giúp làn da không bị trầy xước khi chúng ta dùng lực chà xát lên làn da khi so với các loại hạt truyền thống mà chúng ta thường sử dụng (như hạt cafe, đậu đỏ,...)

2. Các hoạt chất hỗ trợ làm dịu da nhạy cảm

Như đã đề cập ở phần I, khi chúng ta sử dụng sữa rửa mặt tức là luôn luôn có sự hiện diện của việc “hàng rào bảo vệ da đã bị tổn thương”, dù là sử dụng surfactant mạnh hay yếu. Việc sử dụng các hoạt chất giữ ẩm và làm dịu đi kèm trong sữa rửa mặt sẽ là một điểm cộng rất lớn cho chúng. Các hoạt chất này phải có khả năng liên kết tốt với nước (ví dụ như Hyaluronic acid, Glycerin, Panthenol, Urea,...), chúng có tác dụng sinh học trên da khá cao và có các nghiên cứu chứng minh là chúng sẽ thực hiện tốt các tính năng mà nó mang lại, bổ sung các chất dinh dưỡng đã bị mất trong tầng sừng, bao gồm:

  • Phức hợp Kinetin+ : Chứa các yếu tố tăng trưởng (Growth Factors) từ protein Cytokines thực vật, nó đã được chứng minh lâm sàng giúp giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa. Nghiên cứu [4] cũng đã đánh giá hiệu quả của kinetin ở cấp độ tế bào bằng cách xem biểu hiện của các dấu hiệu biệt hóa tế bào sừng, đánh giá độ ẩm da, sự mất nước qua biểu bì (TEWL) và độ nhám bề mặt da ở những bệnh nhân sử dụng kem có chứa kinetin. Kết quả cho thấy rằng kinetin giúp cải thiện độ ẩm và TEWL của da đồng thời giảm độ thô ráp của kết cấu da.

  • Panthenol (Pro-Vitamin B5): Hoạt chất này được sử dụng để cải thiện quá trình hydrat hóa và cải thiện độ thô ráp, độ đàn hồi của biểu bì; bảo vệ da khỏi kích ứng hay tổn thương do Sodium Lauryl Sulfate (thường xuất hiện trong sữa rửa mặt) gây ra; có khả năng làm dịu da và tác dụng chống viêm và chống ngứa, châm chích trên da. Ngoài ra ở một số bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc, vẩy nến, eczema,... thì Panthenol sẽ giúp cấp ẩm khá hiệu quả, ngăn chặn các quá trình viêm diễn ra.

  • Một vài nhân tố bổ sung cho tầng sừng khác như: Zinc PCA, Sodium PCA (tạm gọi chung là muối PCA), Hyaluronic acid, Sodium Hyaluronate,... đây là những thành phần có khả năng tạo nối hydrogen với nước khá tốt, giữ nước và phục hồi lại độ ẩm cho da sau khi rửa, hạn chế gây khô căng da

Sữa rửa mặt luôn là một bước quan trọng và thiết yếu trong routine, vì nó là bước làm sạch cơ bản, với phương thức hoạt động đó là cuốn trôi đi bụi bẩn, bã nhờn, vi khuẩn ở trên da. Mặt khác, nó còn cuốn trôi đi các chất dinh dưỡng trong tầng sừng, chính vì vậy, việc chọn sữa rửa mặt sao cho phù hợp với mọi làn da dù là làn da nhạy cảm nhất sẽ bao gồm các yếu tố sau:

  • Surfactants có tính tẩy rửa vừa phải, không quá mạnh

  • Hỗ trợ tẩy da chết trên da, giúp thay mới tầng sừng và hỗ trợ điều trị các vấn đề trên da đang mắc phải

  • Các hoạt chất làm dịu, cấp ẩm đi kèm sẽ giúp tầng sừng hạn chế mất nước sau khi rửa

 

Sản phẩm gợi ý

Sữa rửa mặt chứa enzyme tẩy da chết và chống lão hoá Obagi Clinical Kinetin+ Exfoliating Cleansing Gel

 

Tài liệu tham khảo

[1] Abbas S, Goldberg JW, Massaro M. Personal cleanser technology and clinical performance. Dermatol Ther. 2004;17: 35.

[2] Kazutami Sakamoto, Robert Y. Lochhead, Howard I. Maibach, Yuji Yamashita. Cosmetic Science and Technology, Elsevier, 2017,Chapter 12 - Water, Pages 159-169.

[3] Ananthapadmanabhan KP, Subramanyan K, Nole G. Moisturizing cleansers. In: Loden M, Maibach H, eds. Dry Skin and Moisturizers, Chemistry & Function. 2nd ed. Boca Raton, FL: CRC Press; 2006: 405-428.

[4] An, S., Cha, H. J., Ko, J. M., Han, H., Kim, S. Y., Kim, K. S., ... & Kim, S. Y. (2017). Kinetin improves barrier function of the skin by modulating keratinocyte differentiation markers. Annals of dermatology, 29(1), 6-12.

Thời gian thoa lại kem chống nắng phù hợp

Thời gian thoa lại kem chống nắng phù hợp

Th 4 08/05/2024 3 phút đọc

I. Tại sao việc thoa lại kem chống nắng là cần thiết?Việc sử dụng kem chống nắng là một phần quan trọng trong chăm sóc da... Đọc tiếp

Phục hồi da sau khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài

Phục hồi da sau khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài

Th 4 08/05/2024 4 phút đọc

I. Tác hại của ánh nắng đối với daÁnh nắng mặt trời là một nguồn năng lượng quan trọng cho cuộc sống trên Trái Đất, nhưng... Đọc tiếp

Cẩm nang bảo vệ làn da khỏi tia cực tím vào ngày hè

Cẩm nang bảo vệ làn da khỏi tia cực tím vào ngày hè

Th 4 08/05/2024 3 phút đọc

Mỗi khi mùa hè đến, ánh nắng mặt trời trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết, với tia cực tím (UV) gây ra nhiều vấn... Đọc tiếp

LÀN DA NÀO PHÙ HỢP VỚI DAILY HYDRO-DROPS? LỢI ÍCH CỦA SỬ DỤNG DAILY HYDRO-DROPS HÀNG NGÀY

LÀN DA NÀO PHÙ HỢP VỚI DAILY HYDRO-DROPS? LỢI ÍCH CỦA SỬ DỤNG DAILY HYDRO-DROPS HÀNG NGÀY

Th 2 08/04/2024 4 phút đọc

1. Lợi ích của Niacinamide với làn da Niacinamide, còn được gọi là nicotinamide, là tiền chất của các đồng yếu tố quan trọng niacinamide adenosine dinucleotide... Đọc tiếp

Nội dung bài viết