Elastin Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Elastin Với Làn Da Săn Chắc
Team Obagi Support
Th 3 23/08/2022
11 phút đọc
Nội dung bài viết
Elastin được biết đến như thành phần quan trọng có trong cấu trúc da, chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên độ đàn hồi và săn chắc của làn da. Dưới các tác động nội sinh và ngoại sinh, theo thời gian elastin dần bị thoái hóa, dẫn đến các tình trạng da chảy xệ, chùng nhão. Trong bài viết này, Obagi sẽ giải mã tầm quan trọng của Elastin đối với làn da, đồng thời giới thiệu các thành phần giúp tăng sinh elastin hiệu quả.
1. ELASTIN LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA ELASTIN
Elastin là thành phần cơ bản cấu tạo nên các sợi đàn hồi, chúng tồn tại trong lớp hạ bì của da và chúng chiếm khoảng 2% đến 4% trọng lượng của lớp hạ bì trong da ở người lớn. Các sợi này được định hướng vuông góc và song song với bề mặt da, do đó tạo ra một mạng lưới phức tạp. Các sợi elastin được cấu tạo chủ yếu bởi protein elastin và sợi microfibrillar fibrillin. [1]
Sự khác biệt về thành phần sợi đàn hồi dẫn đến sự thay đổi về khả năng đàn hồi của da. Ví dụ, những làn da có chứa nhiều những thành phần này sẽ có độ đàn hồi và săn chắc cao hơn, ngược lại, những làn da thiếu đi các yếu tố trên sẽ dẫn đến tình trạng bị chùng nhão, chảy xệ dần theo thời gian một cách nhanh chóng.
Hình 1: Elastin dưới kính hiển vi điện tử (nguồn: Internet)
Đặc biệt, elastin là thành phần chính trong các sợi đàn hồi, chúng có tác dụng co dãn và tạo độ đàn hồi cho da không kém phần quan trọng so với collagen. Cũng giống như collagen, quá trình sản xuất và sắp xếp các sợi elastin, kết hợp với các chất nền ngoại bào như proteoglycan, glycosaminoglycans là yếu tố không thể thiếu để duy trì cấu trúc, chức năng và vẻ ngoài trẻ trung của làn da khỏe mạnh. [1]
Hiện nay, xu hướng ngành làm đẹp đều đang tập trung vào những thành phần làm tăng sản xuất collagen để chống sự xuất hiện của các nếp nhăn, nhưng dường như có rất ít sản phẩm chăm sóc da tập trung vào việc làm tăng sinh các chất nền ngoại bào, thúc đẩy sản xuất elastin để hạn chế tình trạng chùng nhão, chảy xệ. Do đó, ngăn ngừa những tình trạng trên bằng cách tập trung vào các sản phẩm chăm sóc chuyên sâu và riêng biệt để tăng lượng elastin trong da là điều cần thiết.
Hình 2: Quá trình hình thành mạng lưới elastin [5]
2. NGUYÊN NHÂN SỰ SUY GIẢM ELASTIN
Vốn dĩ ở làn da con người, elastin có số lượng rất ít, và đáng lưu ý hơn đó là số lượng của chúng sẽ càng giảm khi tuổi càng lớn và dễ bị hư hại do nhiều yếu tố tác động đến làn da như tiếp xúc với các tác động xấu từ môi trường như tia UV, ánh sáng xanh từ màn hình máy tính, khói thuốc lá độc hại…. Sự xuống cấp này góp phần làm mất tính toàn vẹn cấu trúc của da, kết hợp với sự giảm mỡ dưới phần hạ bì, 2 yếu tố này sẽ dẫn đến tình trạng da bị chùng nhão, chảy xệ, gây ra những thay đổi không mong muốn về ngoại hình.
Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu, elastin sẽ bị thay đổi đáng kể. Cụ thể số lượng và sự sắp xếp các sợi đàn hồi ở da sẽ bị biến đổi rõ rệt. Sự gián đoạn của mạng lưới sợi đàn hồi cũng dẫn đến các đặc điểm không mong muốn trong việc chữa lành vết thương.
Do đó, cần xác định các cách để bổ sung elastin và sợi đàn hồi sẽ giúp cải thiện vẻ ngoài, kết cấu, khả năng phục hồi và khả năng chữa lành vết thương của da. Tuy nhiên, có rất ít liệu pháp có khả năng sửa chữa các sợi đàn hồi hoặc tái tổ chức cơ bản mạng lưới elastin, do vậy việc ngăn ngừa và bảo vệ là bước cấp bách để giữ cho làn da trở nên trẻ trung và tươi tắn hơn.
Hình 3: Hình A được chụp ở phần da mông (nơi ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời) ; Hình B được chụp ở phần da cổ (nơi tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời) với các sợi màu đỏ là collagen và các sợi màu đen là elastin. [1]
Trên một nghiên cứu lâm sàng (hình 3) cho thấy rằng việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời sẽ gây tổn hại, làm biến đổi cấu trúc sâu bên trong làn da từ thượng bì cho tới hạ bì. Đặc biệt hơn, có một sự khác biệt rất lớn giữa vùng da mông (hình 3A) và vùng da cổ (3B). Cụ thể, vùng da mông thường được che chắn bởi quần áo, nên ít bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài môi trường, do đó phần collagen và elastin dưới da được bảo vệ vẹn toàn.
Khác với vùng da cổ, nó biểu hiện một dải dày đặc của các sợi đàn hồi bởi sự tấn công từ ánh nắng mặt trời, gây ra sự sắp xếp vô tổ chức của elastin ở phần thượng bì, ngoài ra sự suy thoái của collagen cũng đã được quan sát, gây ra tình trạng chùng nhão. Do đó, việc lựa chọn các thành phần giúp bảo vệ, củng cố và tăng sinh lượng elastin và collagen là điều cần thiết và song song với nhau.
3. LÀM SAO ĐỂ TĂNG SẢN XUẤT ELASTIN CHO DA ?
Một số phương pháp nổi tiếng đã được phát triển để chống lại và đảo ngược quá trình lão hóa da. Theo đó, các phương pháp sử dụng các dược chất bao gồm Retinoic acid hoặc các dẫn xuất của nó, cũng như AHAs và Ascorbic acid với sự cải thiện lâm sàng có thể chứng minh được theo thời gian. Những cách tiếp cận này tạo ra tác dụng thông qua việc kích thích sản xuất collagen và giúp sản xuất chất nền ngoại bào, giúp phục hồi mạng lưới elastin và collagen đã bị mất đi do sự thoái hóa bởi các enzyme phân giải các chất nền ngoại bào.
Một phát hiện ưu việt mới về cơ chế sản sinh elastin trong làn da đó chính là chúng phải có các tác nhân xúc tác ở trong tế bào, và cụ thể hơn là ion đồng. Năm 1968, 2 nhà khoa học Pinnell & Martin đã phân lập được từ sụn gà một loại enzyme mà họ gọi là lysyl oxidase - enzyme giúp kích thích quá trình tổng hợp elastin. Bằng cách chúng sẽ xúc tác quá trình oxy hóa peptidyl lysine và lượng dư hydroxylysine thành đầu aldehyde. Những đầu aldehyde này được xem là những nhóm chính để tạo các sợi liên kết chéo giữa các phân tử collagen và elastin.
Đồng thời họ cũng phát hiện ra rằng sự xúc tác của enzym lysyl oxidase cũng cần có sự góp mặt của ion đồng. Ion này vốn đã hiện diện sẵn trong tế bào, khi đó lysyl oxidase sẽ tiến tới và liên kết với ion đồng, tạo ra các phản ứng sinh hóa ngay trong tế bào, giúp hình thành các cầu nối elastin trong da. [3] Từ những kết luận trên cũng cho thấy được tầm quan trọng của ion đồng trong sự phát triển elastin trên nghiên cứu in vitro.
Hình 4: Cơ chế hình thành mạng lưới Elastin [4]
Nhằm chứng minh cho điều này, một nghiên cứu lâm sàng mù đôi và ngẫu nhiên đã thực hiện trên 21 người phụ nữ có độ tuổi từ 50 - 85. Các đối tượng được chọn ngẫu nhiên để thoa kem chứa 0,1% đồng-kẽm malonate (thử nghiệm với sản phẩm ELASTIderm, Obagi Medical Products) lên vùng quanh mắt ở một bên mặt và chỉ bôi công thức dưỡng ẩm cho mặt còn lại một hoặc hai lần mỗi ngày. Sinh thiết da được kiểm tra vào lúc ban đầu và sau 6 tuần. Kết quả cho thấy rằng có sự cải thiện đáng kể cho các nếp nhăn ở vùng mắt. [2]
Hình 5: Những thay đổi lâm sàng khi điều trị bằng kem chứa 0,1% đồng-kẽm malonate. Các bức ảnh của một đối tượng nữ 58 tuổi được chụp trước và sau 8 tuần điều trị hai lần mỗi ngày với kem có chứa hợp chất hoạt tính 0,1% đồng-kẽm malonate. [2]
Tóm lại, việc bảo vệ, củng cố và tăng sản xuất elastin và collagen cần được tập trung và thực hiện song song với nhau. Bằng cách sử dụng kết hợp các hoạt chất để tập trung tăng lượng collagen như Ascorbic acid, AHA, Retinoid,... ở nồng độ phù hợp; và cần kết hợp với các phức hợp giúp sản xuất elastin như đồng-kẽm malonate. Hơn hết, bảo vệ toàn diện cho làn da bằng kem chống nắng là điều không thể thiếu để giữ gìn vẻ đẹp, ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, chảy xệ, chùng nhão,...
Hình 6: Công nghệ Bi-Mineral Contour Complex hỗ trợ tăng sinh Elastin
Sản phẩm gợi ý
Ứng dụng được những điều này, các sản phẩm thuộc dòng Elastiderm đều áp dụng phức hợp chứa Đồng - Kẽm và Malonate (còn gọi là Bi-Mineral Contour Complex) giúp tái tạo và tăng sản xuất elastin, hỗ trợ cho làn da săn chắc, giữ gìn độ đàn hồi tốt hơn, khỏe hơn. Giúp ngăn chặn được tình trạng chùng nhão hoặc chảy xệ do những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài môi trường.
1. Tinh chất nâng cơ, dưỡng sáng vùng cổ ELASTIderm Neck and Décolleté Concentrate
2. Tinh chất nâng cơ, chống lão hoá Obagi Elastiderm Facial Serum
3. Tinh chất giảm thâm mắt, chống nhăn Obagi Elastiderm Eye Complete Complex Serum
4. Kem mắt chống lão hoá, mờ nếp nhăn Obagi ELASTIderm Eye Cream
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Baumann, L., Bernstein, E. F., Weiss, A. S., Bates, D., Humphrey, S., Silberberg, M., & Daniels, R. (2021, September). Clinical relevance of elastin in the structure and function of skin. In Aesthetic Surgery Journal Open Forum (Vol. 3, No. 3, p. ojab019). US: Oxford University Press.
[2] Janssen, R., Wouters, E. F., Janssens, W., Daamen, W. F., Hagedoorn, P., De Wit, H. A., ... & Frijlink, H. W. (2019). Copper-heparin inhalation therapy to repair emphysema: A scientific rationale. International Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease, 14, 2587.
[3] Harris, E. D., Rayton, J. K., Balthrop, J. E., DiSilvestro, R. A., & Garcia-de-Quevedo, M. (1980, January). Copper and the synthesis of elastin and collagen. In Ciba Foundation Symposium (Vol. 79, pp. 163-182).
[4] Janssen, R., Wouters, E. F., Janssens, W., Daamen, W. F., Hagedoorn, P., De Wit, H. A., ... & Frijlink, H. W. (2019). Copper-heparin inhalation therapy to repair emphysema: A scientific rationale. International Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease, 14, 2587.
[5] https://step1.medbullets.com/biochemistry/102079/elastin