HOTLINE SHOP OBAGI MEDICAL VIETNAM: 028.3622.5532
Niacinamide - Thành phần kiềm dầu sáng giá cho làn da mụn

Niacinamide - Thành phần kiềm dầu sáng giá cho làn da mụn

Team Obagi Support
Th 2 13/09/2021 12 phút đọc
Nội dung bài viết

Trong thang đo về đánh giá hoạt chất của ngành dược mỹ phẩm, Niacinamide là một trong những số ít hoạt chất thoả mãn được gần như đầy đủ nhất với số lượng công trình nghiên cứu, số liệu khoa học chứng minh thuộc hàng bậc nhất. Cùng với Retinoids, Niacinamide là một trong những hoạt chất đa nhiệm, đồng thời đóng vai quan trọng với sức khoẻ làn da mà bạn không thể bỏ qua. Bên cạnh các tác dụng được đông đảo mọi người biết đến như dưỡng sáng da, chống lão hoá, dưỡng ẩm; Niacinamide còn được biết đến như một hoạt chất kiềm dầu hiệu quả cho những làn da dầu mụn. Hãy cùng Obagi tìm hiểu sâu hơn về hoạt chất tuyệt vời này. 

1. Khái niệm cơ bản về Niacinamide

Niacinamide là một isotype amid hoà tan trong nước của vitamin B3, nó còn có tên gọi khác là Nicotinamide, Acid Nicotinic hoặc vitamin PP. Trong đó, Niacin là tên gọi chung của cả Acid Nicotinic và Nicotinamide (hay còn biết với cái tên thông dụng hơn là Niacinamide), còn sở dĩ có cái tên Vitamin PP bởi loại vitamin này giúp điều trị bệnh thiếu niacin - bệnh Pellagra. Acid Nicotinic có nhiều trong thức ăn như thịt, cá, gan, ngũ cốc, đậu… dưới dạng tự do hoặc kết hợp. còn Nicotinamide (Niacinamide) có trong thức ăn nguồn gốc động vật. Trong cơ thể, acid nicotinic và nicotinamide (niacinamide) biến thành NAD và NADP (nicotinamid adenin dinucleotid và nicotinamid adenin dinucleotid phosphat); hai hợp chất này là các coenzym rất cần thiết cho sự hô hấp của tế bào; sự chuyển hóa lipid, các acid amin, protein và purin,… Rất nhiều quá trình trên da không thể hoạt động bình thường nếu thiếu niacin, điển hình như bệnh viêm da Pellagra. 

Tính đa nhiệm của Niacinamide được quan sát, chứng minh vững chắc, do đó, tầm quan trọng của hoạt chất này có thể sánh vai với Retinol, lecithin,… nhờ vai trò liên kết tế bào (cell - communicating) giúp tăng cường chuyển hóa và tạo các phản ứng tế bào ngay lập tức trên da.

Niacinamide là hoạt chất đa nhiệm và nên có mặt trong mọi routine

2. Cơ chế hoạt động của Niacinamide thoa ngoài da trong điều trị mụn và cải thiện dầu nhờn.

a) Niacinamide hoạt động hiệu quả thế nào trên làn da mụn?

Niacinamide là một loại vitamin có đặc tính kháng viêm mạnh, theo 10 nghiên cứu được chọn lọc và tổng hợp tại báo cáo [1], Niacinamide cho thấy những kết quả lâm sàng hiệu quả trên các bệnh nhân mụn trứng cá. 

  • Niacinamide có thể làm giảm hoạt động của vi khuẩn P. acnes trên da đồng thời giúp bảo vệ hàng rào tự nhiên của da chống lại nhiễm trùng và ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây mụn. Nghiên cứu [3] cho kết quả rằng Niacinamide 4% cho thấy kết quả trị mụn tương đương với các thuốc bôi kháng sinh trị mụn phổ biến như Clindamycin 1% - loại kháng sinh tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn P.acnes, thậm chí còn có khả năng điều tiết dầu nhờn và kháng khuẩn tốt hơn.

Các phương thức điều trị hiện tại đều mang những tác dụng phụ đáng kể, bao gồm kháng kháng sinh và các tương tác toàn thân [4], chẳng hạn như da khô, kích ứng với retinoids tại chỗ hoặc cần theo dõi nghiêm ngặt khi sử dụng isotretinoin đường uống. Với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm tiết dầu nhờn trên da, Nicotinamide dạng bôi và dạng uống là một giải pháp thay thế điều trị thường thấy cho mụn trứng cá và hầu như không gây tác dụng phụ. 

b) Khả năng điều tiết dầu trên da

Niacinamide là một trong số ít các hợp chất được chứng minh làm giảm sản xuất bã nhờn trên da và làm giảm độ nhờn tổng thể của da. Nghiên cứu chỉ ra rằng 2% Niacinamide dùng ngoài da có thể làm giảm sản sinh các axit béo trong bã nhờn và giảm lượng tiết dầu thừa trên da chỉ sau 2-4 tuần [5]. Một nghiên cứu khác cho thấy Niacinamide kết hợp với natri dehydroacetate (SDA) giúp làm giảm gấp đôi lượng bã nhờn trên bề mặt da so với chỉ sử dụng Niacinamide [6]. 

Kết luận báo cáo cho thấy 2% Niacinamide giúp kiểm soát dầu và 4% Niacinamide có khả năng giảm tổng lượng bã nhờn trên da, do đó sử dụng thành phần này giúp kiểm soát điều tiết dầu thừa, cải thiện thẩm mỹ lỗ chân lông và giảm bít tắc cơ học giảm hình thành mụn trứng cá. 

c) Tác động phục hồi da và dưỡng ẩm

Niacinamide giúp tăng sinh axit béo tự do và ceramide trong da; kích thích vi tuần hoàn của lớp hạ bì. Nghiên cứu chỉ ra rằng 2% Niacinamide có khả năng ngăn chặn quá trình mất nước qua da tại chỗ có hiệu quả hơn so với vaseline (dầu hỏa) giúp duy trì độ ẩm và giảm kích ứng tại chỗ do các thành phần hoặc dung môi khác gây ra.

d)  Cải thiện vấn đề tăng sắc tố  

Niacinamide đã cho thấy nhiều tiềm năng điều trị đối với các biến chứng của mụn trứng cá, đặc biệt nhất là sự thay đổi sắc tố. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng niacinamide có tác dụng làm sáng da đáng kể thông qua việc ức chế chuyển melanosome từ tế bào hắc tố sang tế bào sừng [7], nói cách khác, Niacinamide ức chế không cho melanin di chuyển và xuất hiện trên bề mặt da. 

Niacinamide ức chế con đường truyền tín hiệu giữa tế bào sắc tố và tế bào sừng, đây là cách làm sáng da an toàn nếu so sánh với các hoạt chất khác như Hydroquinone hay tương tự là Arbutin, có cơ chế khác là ngăn tổng hợp enzyme tyrosine. Cơ chế này giúp điều trị chứng tăng sắc tố sau viêm cho các bệnh nhân mụn trứng cá. Ngoài ra, Niacinamide không gây nhạy cảm với ánh nắng, ngược lại, có khả năng chống oxy hóa và ức chế hình thành tế bào ung thư [8] nên được kết hợp với các chất điều trị khiến da nhạy cảm với ánh sáng như thuốc kháng sinh tetracycline hoặc retinoids. Nghiên cứu [7] dùng 2% niacinamide thoa lên da trong 4 tuần làm giảm đáng kể sự tăng sắc tố trên da và giúp da sáng hơn.

Source: Navarrete-Solís, Josefina et al. 2011 (2011): 379173.

3. Kết hợp các thành phần khác tăng khả năng kiềm dầu và trị mụn 

a) Kết hợp với Retinoids

Niacinamide được xem là kết hợp hoàn hảo với Retinoids [9]. Niacinamide có thể làm giảm kích ứng liên quan đến retinol, tăng cường khả năng trị mụn trứng cá và các tác dụng chống lão hóa của nhóm hoạt chất này. Kết hợp với retinol (0,25% hoặc 0,5%) giúp cải thiện đáng kể kết cấu da, giảm sự xuất hiện của đốm đen và các rãnh, đường nhăn. 

Cơ chế sinh học và độ pH của Niacinamide và Retinoids tương tự nhau nên dễ dàng kết hợp trong các bước chăm sóc da hàng ngày.

Thoa niacinamide, peptide (pal-KTTKS) và retinyl propionate làm giảm đáng kể sự xuất hiện của các nếp nhăn và nếp nhăn trên khuôn mặt (ban đầu so với tuần thứ 8) [10]

b) Kết hợp với Acid

Các đánh giá lâm sàng đã phát hiện sự kết hợp cụ thể của niacinamide với các thành phần khác có thể mang lại nhiều lợi ích về ngoại hình hơn nữa [10] mà điển hình là kết hợp với AHA và BHA. 

  • Sự kết hợp của AHA và Niacinamide giúp cải thiện bề mặt da. Trong khi AHA hoạt động ở thượng bì và hạ bì giúp bẻ gãy và loại bỏ lớp sừng (keratin) và thúc đẩy tế bào da mới, Niacinamide dễ dàng thẩm thấu và phát huy tác dụng.

  • BHA (1%-2%) và Niacinamide 2 đã được nhiều nghiên cứu chứng minh giúp điều trị mụn trứng cá và thông thoáng lỗ chân lông, kháng viêm, kiểm soát dầu nhờn hiệu quả.

Chế độ bôi niacinamide và axit salicylic làm giảm đáng kể sự xuất hiện của cấu trúc da mặt và kích thước lỗ chân lông (ban đầu so với tuần 12) [10]

Tuy nhiên, gần đây đã có ý kiến dấy lên tranh cãi về việc các sản phẩm skincare có mức pH thấp như BHA khiến cho Niacinamide chuyển hóa thành Nicotinic acid và gây bỏng da. Tuy nhiên quan điểm này gần như bất khả thi vì những dẫn chứng đã được chứng minh sau đây. Trước hết, chúng ta cần xét đến điều kiện để Niacinamide chuyển hóa thành Nicotinic acid [11]:

  • Niacinamide được xem như là một amide, có ái lực liên kết rất bền cần một acid/base rất mạnh để có thể phá hủy chúng tạo ra Nicotinic acid.

  • Thời gian chuyển hóa Niacinamide thành 50% Nicotinic acid là 75 tiếng, với môi trường pH =2 (thấp hơn so với các sản phẩm có chứa AHA, BHA với pH từ 3-4) và nhiệt độ là 90 độ C.

  • Ở pH làn da từ 4.5 – 6, cần 1000 ngày để phản ứng này diễn ra

Vậy nên không thể đạt điều kiện để Niacinamide chuyển hóa thành Nicotinic Acid gây bỏng da. Việc kích ứng khi sử dụng kết hợp này có thể do nhiều nguyên nhân khác, điển hình là pH quá thấp khi sử dụng AHA/BHA khiến hàng rào bảo vệ da yếu hơn hoặc do làn da không kích ứng một thành phần dung môi bất kỳ trong công thức sản phẩm. 

Có thể thấy, Niacinamide là một hoạt chất đa nhiệm và đóng vai trò quan trọng với sức khoẻ làn da. Không những thế, chúng còn dễ kết hợp trong chu trình dưỡng da với khả năng kích ứng ở thuộc mức thấp nhất. Bổ sung Niacinamide là bước cần thiết để sở hữu một chu trình chăm sóc da hiệu quả. 

 

Sản phẩm gợi ý

Tinh chất dưỡng sáng da, dưỡng ẩm, chống lão hoá Obagi Hydro-Drops

Tài liệu tham khảo

[1] Walocko FM, Eber AE, Keri JE, Al-Harbi MA, Nouri K. The role of nicotinamide in acne treatment. Dermatol Ther. 2017 Sep;30(5). doi: 10.1111/dth.12481. Epub 2017 Feb 21. PMID: 28220628.

[2] https://www.mdacne.com/article/the-magic-of-niacinamide-fighting-acne-and-skin-aging 

[3] Shalita AR, Smith JG, Parish LC, Sofman MS, Chalker DK. Topical nicotinamide compared with clindamycin gel in the treatment of inflammatory acne vulgaris. Int J Dermatol. 1995 Jun;34(6):434-7. doi: 10.1111/j.1365-4362.1995.tb04449.x. PMID: 7657446.

[4] Walsh, T. R., Efthimiou, J., & Dreno, B. (2016). Systematic review of antibiotic resistance in acne: An increasing topical and oral threat. The Lancet Infectious Diseases, 16, e23–e33.

[5] Z. D. Draelos, et al. (2006). “The effect of 2% niacinamide on facial sebum production”. Journal of Cosmetic and Laser Therapy.

[6] D. S. Berson, et al. (2014). “Niacinamide: A Topical Vitamin with Wide-Ranging Skin Appearance Benefits”. Cosmeceuticals and Cosmetic Practice, pp. 103.

[7] Hakozaki, T., Minwalla, L., Zhuang, J., Chhoa, M., Matsubara, A., Miyamoto, K., ..., & Boissy, R. E. (2002). The effect of niacinamide on reducing cutaneous pigmentation and suppression of melanosome transfer. The British Journal of Dermatology, 147, 20–31.

[8] Chen, A. C., Martin, A. J., Choy, B., Fernandez-Penas, P., Dalziell, R. A., ~

McKenzie, C. A., ..., & St. George, G. (2015). A phase 3 randomized

trial of nicotinamide for skin-cancer chemoprevention. The New England Journal of Medicine, 373, 1618–1626.

[9] Emanuele E, Bertona M, Altabas K, Altabas V, Alessandrini G. Anti-inflammatory effects of a topical preparation containing nicotinamide, retinol, and 7-dehydrocholesterol in patients with acne: a gene expression study. Clin Cosmet Investig Dermatol. 2012;5:33-7. doi:10.2147/CCID.S29537. Epub 2012 Feb 27. PMID: 22399861; PMCID: PMC3295614.

[10] Berson, D., Osborne, R., Oblong, J., Hakozaki, T., Johnson, M.B., & Bissett, D. (2013). CHAPTER 10 Niacinamide : A Topical Vitamin with Wide-Ranging Skin Appearance Benefits.

[11] Finholt, P., & Higuchi, T. (1962). Rate studies on the hydrolysis of Niacinamide. Journal of pharmaceutical sciences, 51(7), 655-661.

 

Sử dụng BHA đúng cách để làm sáng da và giảm mụn cám

Sử dụng BHA đúng cách để làm sáng da và giảm mụn cám

Th 3 19/11/2024 9 phút đọc

BHA (Beta Hydroxy Acid), hay còn gọi là Acid Salicylic, là một thành phần nổi bật trong nhiều sản phẩm chăm sóc da nhờ vào khả... Đọc tiếp

Đâu là cách hiệu quả nhất để trị nám da?

Đâu là cách hiệu quả nhất để trị nám da?

Th 2 18/11/2024 10 phút đọc

Nám da là vấn đề da liễu phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là phụ nữ sau... Đọc tiếp

Hướng dẫn sử dụng retinol để giảm mụn và làm mờ nám

Hướng dẫn sử dụng retinol để giảm mụn và làm mờ nám

Th 2 18/11/2024 7 phút đọc

Retinol là một thành phần chăm sóc da nổi tiếng, đặc biệt hữu ích trong việc giảm mụn và làm mờ nám. Sở hữu công dụng... Đọc tiếp

Cẩm nang trị mụn nội tiết

Cẩm nang trị mụn nội tiết

Th 2 18/11/2024 11 phút đọc

Mụn nội tiết là một dạng mụn thường xuyên xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Mụn này thường gặp ở... Đọc tiếp

Nội dung bài viết