Sự thật về thu nhỏ lỗ chân lông
Team Obagi Support
Th 7 26/03/2022
17 phút đọc
Nội dung bài viết
Lỗ chân lông to là vấn đề cực kỳ phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên và những người có làn da dầu. Ở phụ nữ, lỗ chân lông thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt; ở người bình thường, tuổi tác và lão hóa có thể làm vấn đề về lỗ chân lông xuất hiện. Đã có rất nhiều câu hỏi và cách hướng dẫn chăm sóc da “thu nhỏ” lỗ chân lông, tuy nhiên, vấn đề này còn rất nhiều câu hỏi và hiểu lầm chưa được giải đáp. Bài viết sau để hiểu rõ cơ chế thay đổi kích thước lỗ chân lông và xây dựng một chế độ chăm sóc da phù hợp nhé.
I. Lỗ chân lông
1. Khái niệm
Lỗ chân lông là lỗ mở nang lông [1]. Các tuyến bã nhờn trong mỗi nang lông tiết ra bã nhờn, thông qua các lỗ chân lông. Lỗ chân lông mở rộng là chỗ lõm trên bề mặt da có một hoặc nhiều lỗ thông với các ống dẫn mồ hôi và dầu từ các tuyến eccrine và tuyến bã nhờn tương ứng của chúng [2].
Hình: Lỗ chân lông mở rộng do bã nhờn
Sản xuất bã nhờn rất quan trọng đối với sức khỏe của da vì nó bảo vệ và giữ ẩm cho da.
Các nang lông và lỗ chân lông giúp tiết chất nhờn hoặc dầu đến bề mặt da và bôi trơn, dưỡng ẩm cho da. Quá trình này tương tự một cách để cơ thể thải độc tố ra ngoài, điều chỉnh nhiệt độ và dưỡng ẩm cho làn da khô [2].
Các yếu tố có thể dẫn đến lỗ chân lông to ra bao gồm [3]:
Tăng sản xuất bã nhờn
Kích thước nang tóc
Sử dụng các sản phẩm gây mụn
Mất độ đàn hồi của da theo tuổi tác
Thiệt hại do ánh nắng mặt trời
Mụn/ Viêm mụn trứng cá: gây suy yếu tuyến bã nhờn tuyến và nang lông, làm cho chúng dễ bị tắc nghẽn và mở to.
2. Nguyên nhân chính gây ra lỗ chân lông kích thước lớn
Da dầu/ nhờn hoặc tình trạng bài tiết nhiều bã nhờn:
Vai trò của tuyến bã nhờn trên da giúp hydrat hóa, vận chuyển chất chống oxy hóa, bảo vệ chống lại vi khuẩn. Cơ thể chúng ta sản xuất bã nhờn, làm da không thấm nước và giữ da không bị khô. Tuy nhiên, sự tiết nhờn quá mức sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây mụn trứng cá. Đồng thời, chất nhờn cũng góp phần tham gia vào sự hình thành nhân mụn [4].
Da dầu là một trong những tình trạng thường gặp, góp phần gây nên mụn trứng cá và rất ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Những người có làn da dầu thường quan sát thấy lỗ chân lông to và rất khó tìm được một loại kem chống nắng phù hợp với làn da của mình [5].
Lượng dầu thừa, bụi bẩn tích tụ trên da ẩn trong lỗ chân lông, khiến chúng có vẻ sưng lên và to hơn bình thường.
Những người có làn da hỗn hợp cũng có xu hướng bị giãn nở lỗ chân lông.
Giảm độ đàn hồi quanh lỗ chân lông :
Độ đàn hồi của da và hàm lượng collagen dưới lớp da biểu bì quyết định lỗ chân lông kích thước trông có vẻ gọn hoặc to hơn.
Lão hóa và tuổi tác khiến collagen bị mất đi, các lỗ mở nang lông và tuyến dầu trở nên lỏng lẻo khiến chúng ngày càng bị kéo giãn to ra.
Ánh nắng mặt trời và tuổi tác là tác nhân hàng đầu gây xuất hiện lỗ chân lông. Tế bào chết và kém đàn hồi khiến da dày lên, làm cho các tế bào da tập hợp xung quanh các cạnh của lỗ chân lông, kéo dài chúng ra.
II. Giới thiệu về tuyến bã nhờn
1. Khái niệm bã nhờn
Bã nhờn là một chất nhờn, dạng sáp được sản xuất bởi các tuyến bã nhờn của cơ thể giúp bao phủ, dưỡng ẩm và bảo vệ làn da của bạn. Bã nhờn cũng được xem là thành phần chính được gọi là “dầu tự nhiên” của cơ thể.
Theo định nghĩa từ các nghiên cứu [6,7]: Bã nhờn là một hỗn hợp phức tạp của axit béo, đường, sáp và các hóa chất tự nhiên khác tạo thành một hàng rào bảo vệ chống lại sự thoát hơi nước trên da. Cụ thể hơn, trong bã nhờn chứa chất béo trung tính và axit béo (57%), este sáp (26%), squalene (12%) và cholesterol (4,5%).
Bã nhờn là bình thường đối với cơ thể, tuy nhiên, nếu làn da sản xuất một lượng quá lớn/ dư thừa hỗn hợp chất béo (phân tử giống chất béo) tạo nên bã nhờn thì làn da của bạn có thể được phân loại vào “da nhờn”.
Tất nhiên, thứ mà chúng ta gọi là “dầu” trên da không chỉ được tạo thành từ bã nhờn. Nó cũng chứa một hỗn hợp mồ hôi, tế bào da chết và các hạt nhỏ của khá nhiều thứ khác có trong bụi trôi nổi xung quanh bạn.
2. Tuyến bã nhờn hoạt động như thế nào?
Các tuyến bã nhờn bao phủ phần lớn trên cơ thể, có những loại tồn tại xung quanh các nang tóc, nhưng nhiều loại cũng tồn tại độc lập. Các tuyến bã nhờn được tìm thấy trên khắp cơ thể con người ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Da mặt và da đầu là nơi tập trung các tuyến nhờn cao nhất. Chúng có thể lên đến 400-900 tuyến / cm2 trên mặt [8].
Các tuyến bã nhờn thường được tìm thấy cùng với một nang lông, chúng được gọi là đơn vị tuyến bã nhờn ( Hình 1).
Ống chân và các bề mặt nhẵn khác của bạn thường có ít tuyến hơn. Lòng bàn tay và lòng bàn chân là những vùng da duy nhất không có tuyến nào.
Đơn vị tuyến bã nhờn căn bản
Tuyến bã nhờn nằm trong phần trên của nang lông và không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ lông. Các tuyến bã nhờn có thể là một tuyến hoặc nhiều tuyến. Hoạt động chính của các tuyến bã nhờn trưởng thành là sản xuất và tiết ra bã nhờn.
Quá trình này xảy ra khá phức tạp, tuyến bã nhờn sản xuất bã nhờn thông qua bài tiết holocrine - khi một tế bào chết theo quy trình (do phân hủy hoàn toàn của các tế bào tuyến thành ống nang). Các tế bào chuyên biệt, được gọi là tế bào sebocytes, đã tích tụ các lipid tế bào chất và phân hủy, sau đó giải phóng thành phần bã nhờn này vào nang.
Bã nhờn di chuyển qua ống nang lông nối tuyến bã nhờn với nang lông. Lông mọc kéo chất nhờn lên trên bề mặt da.
III. Giải mã những lời đồn về "thu nhỏ" lỗ chân lông
1. Lỗ chân lông có thể thật sự thu nhỏ hay không?
“Lỗ chân lông không thể tự giãn ra hoặc tự mở ra. Tuy nhiên, chúng có thể giãn ra do sự tích tụ của các tế bào chết da, đặc biệt là khi kết hợp với bã nhờn. Không rõ liệu kích thước lỗ chân lông có thể giảm được hay không, nhưng chúng ta có thể cải thiện bằng cách làm thông thoáng chúng” - Theo bác sĩ da liễu Jeanine B. Downie [9].
Một quan niệm sai lầm rằng lỗ chân lông có thể thu nhỏ, trên thực tế, chúng ta chỉ có thể làm cải thiện chúng bằng nhiều cách khác nhau khiến lỗ chân lông thông thoáng và trông có vẻ gọn hơn.
2. Skincare đến bao giờ thì lỗ chân lông mới "cải thiện"?
Da dầu/ da hỗn hợp thiên dầu là loại da vô cùng phổ biến đối với đại đa số người Việt Nam. Do đó, trong hầu hết các chu trình dưỡng da, mục đích chính của người sử dụng đều nhằm vào mong muốn giảm lượng dầu trên da. Thực tế là việc khiến da hoàn toàn hết đổ dầu là điều không thể vì chúng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát như sự thay đổi hormone và bẩm sinh.
Việc kiểm soát dầu nhờn là cách trực tiếp cũng như hiệu quả và phổ biến nhất để cải thiện lỗ chân lông. Vậy nên, việc dừng skincare là không thể nếu muốn lỗ chân lông luôn có vẻ thon gọn.
Chúng ta vẫn có thể phần nào hỗ trợ giảm thiểu cũng như điều tiết lượng dầu tiết ra nhờ những yếu tố trong tầm kiểm soát như chế độ chăm sóc da đúng đắn và thói quen sinh hoạt hợp lý. Trong quá trình chăm sóc da với các hoạt chất hỗ trợ điều tiết bã nhờn, làn da vẫn được hưởng những lợi ích to lớn như kháng viêm, chống lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn.
3. Tại sao treatment nhiều mà lỗ chân lông lại to ra?
“Overtreatment” rất dễ gặp nếu như chúng ta skincare sai cách khiến tình trạng da tồi tệ hơn, điển hình là: Da đổ dầu nhiều hơn bình thường/ da không nhờn nhưng trông lại rất sáng bóng [10]. Theo các chuyên gia da liễu, đây là dấu hiệu nổi bật của việc tẩy da chết quá mức làm mất đi nhiều tế bào chết trên bề mặt hơn mức bình thường, gây khô/bóng làn da. Và gây nên việc làn da phải tiết dầu để bù đắp cho tình trạng khô.
Độ ẩm của da luôn ở mức cân bằng. Vậy nên, khi làn da đổ dầu nhiều hơn bình thường, trước khi tìm đến các sản phẩm kiềm dầu, hãy xem xét lại routine và chú ý yếu tố thời tiết, nhiệt độ thay đổi có khiến sinh lý làn da thay đổi hay không.
Nếu đang gặp nhiều đổ dầu hơn bình thường da overtreatment hoặc da mất nước, hãy cố gắng giảm lượng sản phẩm chăm sóc da hấp thụ dầu và các sản phẩm tẩy tế bào chết; thay vào đó nên sử dụng các loại serum và kem dưỡng ẩm dạng gel chứa axit hyaluronic, ceramide, … giúp cung cấp đủ nước cho da.
Da nhờn có thể dẫn đến nổi mụn
IV. Các hoạt chất chăm sóc da giúp cải thiện lỗ chân lông to/ kiểm soát dầu nhờn
1. Salicylic acid
Ba yếu tố gây ra mụn trứng cá: tế bào chết, sản xuất tiết dầu trên da và hoạt động của vi khuẩn P. acnes, “Axit salicylic giúp giải quyết nguyên nhân đầu tiên bằng cách hòa tan các loại cặn bẩn trên da làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.” [11].
BHA tác động gián tiếp đến quá trình giảm bã nhờn thông qua cơ chế tan trong lipid và làm thông thoáng lỗ chân lông hoàn toàn có thể ngăn bít tắc cơ học trên da và hạn chế quá trình sản xuất dầu nhờn gây mụn.
2. Niacinamide
Niacinamide là một trong số ít các hợp chất được chứng minh làm giảm sản xuất bã nhờn trên da và làm giảm độ nhờn tổng thể của da. Nghiên cứu chỉ ra rằng 2% Niacinamide dùng ngoài da có thể làm giảm sản sinh các axit béo trong bã nhờn và giảm lượng tiết dầu thừa trên da chỉ sau 2-4 tuần [12]. Một nghiên cứu khác cho thấy Niacinamide kết hợp với natri dehydroacetate (SDA) giúp làm giảm gấp đôi lượng bã nhờn trên bề mặt da so với chỉ sử dụng Niacinamide [13].
Kết luận báo cáo cho thấy 2% Niacinamide giúp kiểm soát dầu và 4% Niacinamide có khả năng giảm tổng lượng bã nhờn trên da, do đó sử dụng thành phần này giúp kiểm soát điều tiết dầu thừa, cải thiện thẩm mỹ lỗ chân lông và giảm bít tắc cơ học giảm hình thành mụn trứng cá.
Ngoài ra, Niacinamide giúp tăng hydrat hoá trên da, giúp cân bằng ẩm, tránh việc làn da thiếu ẩm - nguyên nhân gây nên sự tăng tiết dầu thừa bù ẩm trên da.
3. Retinol
Retinoids thoa ngoài da là lựa chọn lý tưởng nhất khi nhắc đến làn da dầu: vitamin A (retinol), các dẫn xuất như retinaldehyde, acid retinoic, và các este retinyl; và một số dẫn xuất vitamin A tổng hợp như adapalene và tazarotene.
Retinoids có rất nhiều công dụng trên làn da, các nghiên cứu đã chứng minh đươc rằng thành phần này một cách gián tiếp đã điều tiết sản xuất bã nhờn trên da [14,15,16]:
Retinoids tương tác với các thụ thể axit nucleic hạt nhân (RAR) trên da, bao gồm 3 dạng: RAR-a, RAR-β và RAR-γ.
Một RAR sẽ kết hợp với một thụ thể retinoid X (RXR) và tạo ra một dị nhân. Các dị nhân này tiếp tục liên kết với một khu vực cụ thể trong axit deoxyribonucleic (DNA) được gọi là các yếu tố phản ứng axit retinoic (RARE).
Sau khi liên kết, quá trình phiên mã của các gen mã hóa protein cần thiết cho việc sửa chữa da bị tổn thương do ánh sáng, tăng trưởng và biệt hóa tế bào sừng, các hoạt động chống viêm và ức chế sản xuất bã nhờn sẽ diễn ra.
Cả tazarotene và tretinoin đều được ghi nhận là có khả năng làm giảm kích thước lỗ chân lông trên khuôn mặt. Một nghiên cứu đã báo cáo rằng 42% đối tượng được điều trị bằng tazarotene một lần mỗi ngày trong 24 tuần đã giảm được kích thước lỗ chân lông, trong khi ở nhóm dùng giả dược thì chỉ có 20% người tham gia có lỗ chân lông giảm đi [17].
SẢN PHẨM GỢI Ý
1. Kem dưỡng chống lão hoá, ngừa nếp nhăn Obagi360 Retinol 1.0
2. Dung dịch ngừa mụn, tẩy da chết, kháng viêm Obagi CLENZIDERM Pore Therapy 2% Salicylic Acid
3. Dung dịch peel tái cấu trúc nền da, giảm mụn, mờ thâm Obagi Clinical Blue Brilliance Triple Acid Peel
4. Tinh chất chống lão hoá, dưỡng sáng da Obagi Daily Hydro-Drops
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://health.howstuffworks.com/skin-care/problems/treating/shrink-large-pores.htm#pt1
Lee SJ, Seok J, Jeong SY, Park KY, Li K, Seo SJ. Facial pores: definition, causes, and treatment options. Dermatol Surg 2016; 42: 277–285. DOI: 10.1097/DSS.0000000000000657.
Strauss, J. S., Pochi, P. E., & Downing, D. T. (1975). Skin lipids and acne. Annual review of medicine, 26(1), 27-32.
Arbuckle, R., Atkinson, M. J., Clark, M., Abetz, L., Lohs, J., Kuhagen, I., … & Copley-Merriman, K. (2008). Patient experiences with oily skin: The qualitative development of content for two new patient reported outcome questionnaires. Health and quality of life outcomes, 6(1), 1-15.
Picardo, M., Ottaviani, M., Camera, E., & Mastrofrancesco, A. (2009). Sebaceous gland lipids. Dermato-endocrinology, 1(2), 68–71.
Smith KR, Thiboutot DM. Thematic review series: skin lipids. Sebaceous gland lipids: friend or foe? J Lipid Res. 2008 Feb;49(2):271-81. doi: 10.1194/jlr.R700015-JLR200. Epub 2007 Nov 1. PMID: 17975220.
Lee SJ, Seok J, Jeong SY, Park KY, Li K, Seo SJ. Facial pores: definition, causes, and treatment options. Dermatol Surg 2016; 42: 277–285. DOI: 10.1097/DSS.0000000000000657.
Strauss, J. S., Pochi, P. E., & Downing, D. T. (1975). Skin lipids and acne. Annual review of medicine, 26(1), 27-32.
Arbuckle, R., Atkinson, M. J., Clark, M., Abetz, L., Lohs, J., Kuhagen, I., … & Copley-Merriman, K. (2008). Patient experiences with oily skin: The qualitative development of content for two new patient reported outcome questionnaires. Health and quality of life outcomes, 6(1), 1-15.
https://vibrancemedspa.com/what-happens-to-collagen-as-we-age/
https://www.shape.com/lifestyle/beauty-style/signs-using-too-many-beauty-products-skin-care
Z. D. Draelos, et al. (2006). “The effect of 2% niacinamide on facial sebum production”. Journal of Cosmetic and Laser Therapy.
D. S. Berson, et al. (2014). “Niacinamide: A Topical Vitamin with Wide-Ranging Skin Appearance Benefits”. Cosmeceuticals and Cosmetic Practice, pp. 103.
Identification of a second human retinoic acid receptor. Brand N, Petkovich M, Krust A, Chambon P, de Thé H, Marchio A, Tiollais P, Dejean A. Nature. 1988 Apr 28; 332(6167):850-3.
Immunological identification and functional quantitation of retinoic acid and retinoid X receptor proteins in human skin. Fisher GJ, Talwar HS, Xiao JH, Datta SC, Reddy AP, Gaub MP, Rochette-Egly C, Chambon P, Voorhees JJ. J Biol Chem. 1994 Aug 12; 269(32):20629-35.
Human skin levels of retinoic acid and cytochrome P-450-derived 4-hydroxyretinoic acid after topical application of retinoic acid in vivo compared to concentrations required to stimulate retinoic acid receptor-mediated transcription in vitro. Duell EA, Aström A, Griffiths CE, Chambon P, Voorhees JJ. J Clin Invest. 1992 Oct; 90(4):1269-74.
Endly, D. C., & Miller, R. A. (2017). Oily skin: a review of treatment options. The Journal of clinical and aesthetic dermatology, 10(8), 49.