HOTLINE SHOP OBAGI MEDICAL VIETNAM: 028.3622.5532
Vai Trò Của Peptide Trong Điều Trị Sẹo

Vai Trò Của Peptide Trong Điều Trị Sẹo

Team Obagi Support
Th 5 18/08/2022 13 phút đọc
Nội dung bài viết

Sẹo là kết quả của quá trình lành thương tự nhiên của da, tuy nhiên, với những tổn thương sâu, rộng, quá nghiêm trọng thì sẹo sẽ trở nên kém thẩm mỹ gây ảnh hưởng chất lượng sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những yếu tố cần thiết để điều trị sẹo hiệu quả cũng như vai trò của Peptides đối với điều trị sẹo.

1. ĐIỀU TRỊ SẸO CẦN TRẢI QUA NHỮNG BƯỚC GÌ ?

Trong các loại sẹo, sẹo rỗ là loại sẹo phổ biến bậc nhất với người Việt Nam. Chúng là hậu quả của quá trình viêm sâu trên da (gây ra bởi vi khuẩn P.acnes hoặc các tác nhân vật lý như cậy và nặn mụn), tác động đến thành nang lông bị thủng và các chất nền ngoại bào ở phần nang lông sẽ thoát ra lớp bì của da từ đó gây ra nhiều loại tổn thương khác nhau trong đó có tổn thương collagen và các mô khác. Dẫn đến việc giảm kích thước mô da và hình thành nên vết lõm với nhiều hình thái và thể tích khác nhau..

Tuỳ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ hay độ lâu năm của sẹo mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu sẹo nhẹ và mới xuất hiện, có thể điều trị cũng như dự phòng bằng đường bôi thông qua các hoạt chất, tiêu biểu như các loại Peptide tăng cường tổng hợp Collagen, Coenzyme Q10 hoặc Retinoids,.. Nếu tình trạng nặng và tuổi thọ của sẹo đã lâu, chúng ta bắt buộc phải can thiệp với các liệu pháp xâm lấn như lazer, lăn kim, bóc tách đáy sẹo, chấm TCA... sau đó kết hợp cùng các hoạt chất bôi tại nhà để thấy được cải thiện trong thời gian sớm nhất.

Hình 1: Phương pháp chấm TCA cải thiện đối với sẹo chân đinh lâu năm 

2. LÀM SAO ĐỂ ĐIỀU TRỊ SẸO RỖ MỘT CÁCH HIỆU QUẢ ?

Tuỳ theo giai đoạn phát triển của vết thương mà chúng ta cần có cách xử lý phù hợp, việc lựa chọn đúng các sản phẩm cũng như hoạt chất bôi cho từng thời điểm sẽ giúp việc cải thiện được diễn ra nhanh chóng hơn. Cụ thể, từng giai đoạn chăm sóc vết sẹo có cách xử lý như sau:

Giai đoạn 1: Khi vết thương còn rỉ dịch và trong quá trình tạo mài (giai đoạn cầm máu và giai đoạn viêm)

Ở giai đoạn này, vết thương còn rất mới, có thể rỉ dịch và chưa tạo được mài khô, chúng ta nên ưu tiên chăm sóc vết thương bằng cách sát khuẩn với các dung dịch như nước muối sinh lý, hoặc Povidine Iod để tránh tình trạng nhiễm trùng và tạo ra các vết thương sâu hơn.

Ngoài ra, việc dùng miếng dán silicone đối với các vết thương hở ở trong y khoa khi các vết sẹo hoặc vết thương còn mới, với cơ chế đó là chúng sẽ tạo thành một tấm phủ dạng gel giúp bao bọc toàn bộ vết thương có đặc tính tương tự nhưng mô da, từ đó giúp quá trình hô hấp của da diễn ra bình thường, tăng cường độ ẩm tại chỗ, làm mềm và bảo vệ vết sẹo cực kì tốt. Nhờ vào quá trình tạo màng bảo vệ và giữ ẩm xuyên suốt, chúng sẽ tạo ra tiền đề để kích thích sản sinh collagen và elastin góp phần làm đầy vết sẹo rỗ. [1]

Hình 2: Cơ chế hoạt động của Silicone đối với sẹo 

Giai đoạn 2: Sau khi vết thương đã lên mài đến khi bong hết mài, lên da non (giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo)

Trong giai đoạn này, các vết sẹo đang tiếp tục được chữa lành và tăng sinh nhằm phục hồi một cách hoàn toàn để đóng kín miệng vết thương bằng cách sản sinh Collagen và tăng cường sản xuất các vật chất ở ngoại bào. Tác động vào giai đoạn này sẽ hỗ trợ phục hồi lại vết thương một cách nhanh chóng nhất, tránh để lại tình trạng sẹo sâu cho làn da. Điểm chung của các hoạt chất bôi sau để cải thiện sẹo là kích thích sự sản sinh tổng hợp collagen, đồng thời giúp tái tạo và sửa chữa những tổn thương của tế bào. Một số hoạt chất được liệt kê dưới đây là những hoạt chất được chứng minh là mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị sẹo. Bên cạnh đó, nhằm để bảo vệ vết thương và tạo độ ẩm cho vết thương chóng lành, silicone gel sẽ giúp hạn chế được tình trạng tăng sinh mô xơ quá đà dẫn đến hiện tượng tạo xơ cứng hoặc sẹo lồi ngay tại nơi xâm lấn. Do đó, trong giai đoạn này ta vẫn ưu tiên tiếp tục sử dụng các sản phẩm dạng silicone gel kèm thêm một số hoạt chất tăng sinh collagen như peptide để mang lại hiệu quả cho các vết sẹo còn mới. Một số loại peptide được ưu tiên trong giai đoạn này gồm:

- Yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF - Epidermal Growth Factors): 

Việc hình thành sẹo do mụn gây ra hiện nay vẫn chưa được giải thích một cách chính xác đến từ do đâu. Tuy nhiên hiện nay vẫn có 1 giả thuyết mà được các nhà khoa học chấp nhận đó là trong giai đoạn viêm khi bị mắc phải mụn, chúng sẽ kích hoạt tạo nên các enzyme như collagenase và metalloproteinase - đây được xem là những enzyme có khả năng phân giải collagen và các chất nền ngoại bào (như hyaluronic acid hoặc proteoglycans), điều này sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt một lượng lớn các vật chất cơ bản cần thiết để khôi phục vết thương trở lại như ban đầu, từ đó dẫn đến hình thành sẹo lõm. [2] 

Bằng cách thúc đẩy quá trình khôi phục lại chức năng của phần biểu bì được diễn ra một cách dễ dàng hơn, nhân tố tăng trưởng biểu bì (gọi là EGF) sẽ giúp thúc đẩy sản sinh các vật chất này trong phần biểu bì, giúp khôi phục lại các chức năng cơ bản cho làn da.

- Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (Fibroblast Growth Factors - FGF):

Một dạng peptide tiềm năng tương tự như EGF đó là FGF (fibroblast growth factors). FGF được xem là một dạng peptide rất quan trọng vì chúng luôn xuất hiện ở mọi giai đoạn trong cơ thể. Trong quá trình hình thành phôi, FGF đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự tăng sinh, di cư và biệt hóa của tế bào. Còn trong các mô trưởng thành, FGF có nhiều tác dụng khác nhau, là tác nhân trung gian hình thành mạch và bảo vệ thần kinh, hoặc là kích thích quá trình sửa chữa vết thương bằng cách thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng trưởng của chất nền ngoại bào (tăng Hyaluronic acid và Proteoglycans) và sự di chuyển của các tế bào có nguồn gốc trung bì [3]. Việc sử dụng bFGF tái tổ hợp vào vết thương ngoài da có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương cấp tính và mãn tính.

Nghiên cứu [3] đã thí nghiệm trên chuột bằng cách tạo một vết thương trên da chuột, sau đó sử dụng bFGF tại chỗ. Độ lành vết thương của vết thương sau mổ được xác định bằng tỷ lệ phần trăm bề mặt vết thương được bao phủ bởi lớp biểu bì tái tạo. Kết quả đã cho thấy rằng các vết thương ở nhóm chuột được điều trị bằng bFGF hồi phục nhanh hơn nhiều so với nhóm không được điều trị bằng bFGF (Control). Sau ngày thứ 8, các vết thương được điều trị bằng bFGF hầu như không có sẹo, trong khi các vết thương ở nhóm không được điều trị có sẹo rõ ràng (hình 1). 

Hình 3: Các vết thương trên da chuột được theo dõi tại các thời điểm khác nhau với nồng độ của bFGF 1 µg / ml và nhóm không được điều trị. [3]

- Matrixyl:

Matrixyl là một palmitoyl-pentapeptide, chúng có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành collagen nhờ vào cấu trúc đặc biệt trong phân tử này. Như chúng ta đã biết, việc peptide thâm nhập qua biểu bì dường như rất là khó khăn, vì da là một lớp chống thấm và tồn tại thêm hàng rào bảo vệ nhằm ngăn chặn các hoạt chất lạ đi xuống sâu vào phần biểu bì. Việc gắn thêm đầu ưa béo trong phân tử Matrixyl sẽ giúp cho sự xâm nhập của chúng vào cấu trúc bã nhờn dễ dàng hơn, từ đó chúng sẽ giao tiếp với các thụ thể của tế bào và thúc đẩy sản sinh Collagen một cách hiệu quả. Điểm đặc biệt hơn ở Matrixyl đó là chúng còn giúp ngăn chặn sự hình thành của các collagenase và metalloproteinase - enzyme gây suy thoái collagen và chất nền ngoại bào, cuối cùng làm tăng sản xuất collagen và chất nền ngoại bào. [4]

3. CHƯỚNG NGẠI KHI ĐIỀU CHẾ PEPTIDE VÀ MỘT SỐ CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG SẢN PHẨM CHỨA PEPTIDE

Về cơ bản, peptide được cấu tạo từ các mảnh acid amin - các acid amin này lại dễ bị tác động bởi nhiệt hoặc tia UV,... dẫn đến biến tính và mất đi cấu trúc ban đầu, gây ra sự bất hoạt của peptide, ngoài ra peptide có kích thước phân tử khá lớn, cần phải có sự hỗ trợ từ các công nghệ điều chế đặc biệt nhằm giúp chúng được thâm nhập sâu vào trong da hơn, do đó đây được xem là một thách thức rất lớn khi điều chế peptide. Nếu như không sử dụng các công nghệ đặc biệt thì công thức sản phẩm có thể bị các tình trạng như tách pha, đậm màu hoặc tạo ra mùi khó chịu do sự phân hủy của các thành phần chính. Hơn hết, khi chúng bị phân hủy thì sẽ có 2 trường hợp, hoặc là tạo ra dư lượng các chất trơ (tức là không mang lại hiệu quả cho làn da) hoặc là có hoạt tính sinh học không xác định (có thể lành tính, độc hại hoặc gây kích ứng).

Nhằm khắc phục được vấn đề được nêu trên, công nghệ đóng gói hoạt chất (hay còn gọi là công nghệ vận chuyển hoạt chất) được ra đời, cho đến hiện nay, công nghệ này được xem là tiềm năng rất lớn đối với ngành mỹ phẩm vì nó khắc phục được những nhược điểm đã được nêu trên. Bằng cách sử dụng các công nghệ như Double-layered Encapsulation, Liposome, Nanostructured Lipid Carrier,... với những công nghệ này sẽ bao bọc bên ngoài hoạt chất nhằm giúp bảo vệ chúng một cách toàn diện khỏi các tác nhân từ môi trường như nhiệt độ, ánh sáng,... tránh sự phân hủy của các hoạt chất, đồng thời chúng còn giúp vận chuyển các hoạt chất đi đến tế bào một cách toàn diện mà không gây ra kích ứng hoặc các tác dụng phụ nào khác.

Với công thức tối ưu và toàn diện trong Scar Refining Gel, đây được xem là trợ thủ đắc lực trong việc ngăn ngừa và điều trị sẹo sau những tổn thương sau mụn hoặc xâm lấn. Công thức bao gồm các loại peptide thuộc nhóm EGF, bFGF, Matrixyl nhằm hỗ trợ tăng sinh collagen và ngăn ngừa các quá trình viêm gây sụp đổ cấu trúc dưới biểu bì, đồng thời còn giúp tăng tốc quá trình tái tạo da sau những tổn thương do xâm lấn. Đặc biệt hơn, với công nghệ Double-layered Encapsulation đóng vai trò như một lớp vỏ bọc cho các peptide, ngăn sự phân hủy của chúng, đồng thời còn giúp vận chuyển sâu hơn vào trong da nhằm mang lại hoạt tính sinh học cao trong việc điều trị.

Ngoài ra, Kinetin được xếp trong những nhóm hoạt chất peptide tăng tín hiệu, chúng có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình tăng sinh biểu mô, hồi phục thương tổn một cách nhanh chóng dành cho những làn da nhạy cảm.

 

SẢN PHẨM GỢI Ý 

1. Gel phục hồi, lành thương, trị sẹo giàu Peptides Scar Refining Gel 

2. Serum phục hồi da tổn thương OBAGI CLINICAL Kinetin+ Rejuvenating Serum

Serum phục hồi da tổn thương OBAGI CLINICAL Kinetin+ Rejuvenating Seru –  Obagi Medical Việt Nam

 

Tài liệu tham khảo

[1] Khamthara, J., Kumtornrut, C., Pongpairoj, K., & Asawanonda, P. (2018). Silicone gel enhances the efficacy of Er: YAG laser treatment for atrophic acne scars: a randomized, split-face, evaluator-blinded, placebo-controlled, comparative trial. Journal of Cosmetic and Laser Therapy, 20(2), 96-101.

[2] Seidel, R., & Moy, R. L. (2015). Improvement in Atrophic Acne Scars Using Topical Synthetic Epidermal Growth Factor (EGF) Serum: A Pilot Study. Journal of Drugs in Dermatology: JDD, 14(9), 1005-1010.

[3] Shi, H. X., Lin, C., Lin, B. B., Wang, Z. G., Zhang, H. Y., Wu, F. Z., ... & Xiao, J. (2013). The anti-scar effects of basic fibroblast growth factor on the wound repair in vitro and in vivo. PloS one, 8(4), e59966.

[4] Kachooeian, M., Mousivand, Z., Sharifikolouei, E., Shirangi, M., Firoozpour, L., Raoufi, M., & Sharifzadeh, M. (2022). Matrixyl Patch vs Matrixyl Cream: A Comparative In Vivo Investigation of Matrixyl (MTI) Effect on Wound Healing. ACS omega.


 

Thời gian thoa lại kem chống nắng phù hợp

Thời gian thoa lại kem chống nắng phù hợp

Th 4 08/05/2024 3 phút đọc

I. Tại sao việc thoa lại kem chống nắng là cần thiết?Việc sử dụng kem chống nắng là một phần quan trọng trong chăm sóc da... Đọc tiếp

Phục hồi da sau khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài

Phục hồi da sau khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài

Th 4 08/05/2024 4 phút đọc

I. Tác hại của ánh nắng đối với daÁnh nắng mặt trời là một nguồn năng lượng quan trọng cho cuộc sống trên Trái Đất, nhưng... Đọc tiếp

Cẩm nang bảo vệ làn da khỏi tia cực tím vào ngày hè

Cẩm nang bảo vệ làn da khỏi tia cực tím vào ngày hè

Th 4 08/05/2024 3 phút đọc

Mỗi khi mùa hè đến, ánh nắng mặt trời trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết, với tia cực tím (UV) gây ra nhiều vấn... Đọc tiếp

LÀN DA NÀO PHÙ HỢP VỚI DAILY HYDRO-DROPS? LỢI ÍCH CỦA SỬ DỤNG DAILY HYDRO-DROPS HÀNG NGÀY

LÀN DA NÀO PHÙ HỢP VỚI DAILY HYDRO-DROPS? LỢI ÍCH CỦA SỬ DỤNG DAILY HYDRO-DROPS HÀNG NGÀY

Th 2 08/04/2024 4 phút đọc

1. Lợi ích của Niacinamide với làn da Niacinamide, còn được gọi là nicotinamide, là tiền chất của các đồng yếu tố quan trọng niacinamide adenosine dinucleotide... Đọc tiếp

Nội dung bài viết