HOTLINE SHOP OBAGI MEDICAL VIETNAM: 028.3622.5532
Cách dùng BHA làm mờ thâm mụn

Cách dùng BHA làm mờ thâm mụn

Support
Th 5 04/01/2024 5 phút đọc
Nội dung bài viết

1. Vì sao sau mụn da để lại vết thâm ? 

Tăng sắc tố sau viêm (Post Inflammatory Hyperpigmentation) xảy ra do sự sản sinh quá mức melanin ở biểu bì hoặc trung bì. Việc sản sinh quá mức này hình thành do sự kích thích phản ứng viêm từ các sang thương da như mụn, viêm da,... và thường để lại các vết thâm đỏ hoặc đen.  

Tăng sắc tố sau viêm (PIH)  là bệnh mãn tính, phổ biến và nghiêm trọng hơn ở những người có làn da sẫm màu (loại da Fitzpatrick III–VI). Màu da càng sẫm thì tình trạng tăng sắc tố sau viêm càng diễn biến càng nghiêm trọng và lâu cải thiện. Mặc dù tình trạng này thường cải thiện một cách tự nhiên nhưng quá trình này có thể mất vài tháng đến nhiều năm, đòi hỏi phải điều trị kéo dài, đồng thời kết hợp các phương pháp khác nhau để đem lại hiệu quả nhanh chóng. 

Tổn thương ở mức độ ít và vừa có thể gây nên tăng sắc tố sau viêm trên biểu bì, mức độ này kéo dài từ 6 đến 12 tháng, trong khi những tổn thương da nghiêm trọng trung bì có thể gây nên tăng sắc tố sau viêm kéo dài hàng năm. 

Một số chứng viêm da có thể dẫn đến tăng sắc tố sau viêm, tuy nhiên, một số bệnh lý gây tăng sắc tố sau viêm phổ biến nhất có thể kể đến mụn trứng cá, viêm da dị ứng, bệnh chốc lở.

2. Salicylic Acid (BHA) đóng vai trò gì giúp làm mờ thâm mụn ?

Salicylic Acid là một loại Beta Hydroxy Acid. SA hoạt động vô cùng tốt trên làn da dầu nhờ khả năng hòa tan chất kết dính giữa các tế bào, làm giảm sự kết dính của tế bào sừng, thấm vào tuyến bã nhờn, do đó giúp cải thiện quá trình sừng hóa nang lông. 

Khi được sử dụng như một hoạt chất trong peel da hoá học, Salicylic Acid cũng được đánh giá cao nhờ độ an toàn cao, ít gây tăng sắc tố sau điều trị. Những đặc điểm này đã làm cho việc peel da hoá học bằng Salicylic acid vượt trội hơn so với sử dụng Glycolic acid trong các nghiên cứu so sánh được tiến hành trước đó ở những người có làn da sẫm màu. Salicylic acid cũng đồng thời làm giảm tình trạng tăng sắc tố sau mụn nhờ tác dụng chống viêm. Một số nghiên cứu lâm sàng đồng thời ghi nhận Salicylic Acid cũng có tác dụng làm trắng da. 

Bên cạnh đó, chúng ta không thể không điểm qua các “chiến lược" cải thiện tăng sắc tố sau viêm sau. 

a - Sử dụng hoạt chất thoa ngoài với các hoạt chất ức chế tyrosinase, ngăn chặn sản xuất melanin

- Retinoids: bình thường hóa quá trình thay mới tế bào, điều chỉnh sự biệt hoá tế bào, tăng cường đặc tính kháng viêm. 

- Azelaic acid: Có khả năng ức chế trực tiếp tyrosinase và cho thấy khả năng cải thiện tăng sắc tố sau viêm vô cùng hiệu quả. 

- Hydroquinone: Vốn luôn được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong điều trị rối loạn sắc tố, Hydroquinone ức chế mạnh mẽ hoạt động tổng hợp Melanin. Tuy nhiên, việc sử dụng HQ cần được chuẩn bị kiến thức bởi chuyên gia về các tác dụng phụ ngoài mong muốn có thể xảy ra. 

b - Peel da hóa học

Peel da hoá học cải thiện tình trạng tăng sắc tố nhờ loại bỏ các tế bào biểu bì có chứa melanin dư thừa. Tuy nhiên, việc thực hiện các chỉ định peel chuyên nghiệp với tác động chuyên sâu cần được thực hiện bởi bác sĩ để tránh nguy cơ kích ứng và tăng thêm sắc tố. Các hoạt chất được chỉ định cho peel da thường thấy như glycolic acid, salicylic acid và trichloroacetic (TCA).

c - Trị liệu bằng Laser

Nhiều loại laser, bao gồm laser ruby Q-switched, laser Nd:YAG Q-switched và laser picosecond (xung ngắn, cường độ cao) đã được sử dụng để điều trị PIH bằng phương pháp quang nhiệt phân đoạn. Tuy nhiên, các bác sĩ lâm sàng có kinh nghiệm cũng nên thận trọng khi sử dụng chúng vì chúng có thể gây kích ứng da và tăng thêm sắc tố.

Mặc dù kết hợp nhiều phương pháp hay chỉ đơn thuần sử dụng sản phẩm thoa ngoài, việc sử dụng kem chống nắng là bước cố định và tối quan trọng với bất kỳ ai đang “đau đầu” cải thiện tăng sắc tố sau viêm. 

3. Gợi ý chu trình chăm sóc da 


 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sangha AM. Managing Post-inflammatory Hyperpigmentation in Patients with Acne. J Clin Aesthet Dermatol. 2021 Jun;14(6 Suppl 1):S24-S26. Epub 2021 Jun 1. PMID: 34976295; PMCID: PMC8565877.

2. Sarkar R, Ghunawat S, Garg VK. Comparative Study of 35% Glycolic Acid, 20% Salicylic-10% Mandelic Acid, and Phytic Acid Combination Peels in the Treatment of Active Acne and Postacne Pigmentation. J Cutan Aesthet Surg. 2019 Jul-Sep;12(3):158-163. doi: 10.4103/JCAS.JCAS_135_18. PMID: 31619887; PMCID: PMC6785964.

LÀN DA NÀO PHÙ HỢP VỚI DAILY HYDRO-DROPS? LỢI ÍCH CỦA SỬ DỤNG DAILY HYDRO-DROPS HÀNG NGÀY

LÀN DA NÀO PHÙ HỢP VỚI DAILY HYDRO-DROPS? LỢI ÍCH CỦA SỬ DỤNG DAILY HYDRO-DROPS HÀNG NGÀY

Th 2 08/04/2024 4 phút đọc

1. Lợi ích của Niacinamide với làn da Niacinamide, còn được gọi là nicotinamide, là tiền chất của các đồng yếu tố quan trọng niacinamide adenosine dinucleotide... Đọc tiếp

KINETIN LÀ GÌ? LỢI ÍCH CỦA KINETIN VỚI LÀN DA

KINETIN LÀ GÌ? LỢI ÍCH CỦA KINETIN VỚI LÀN DA

CN 07/04/2024 6 phút đọc

Cùng với sự phát triển của dược mỹ phẩm, kiến thức cho việc sử dụng hoạt chất điều trị ngày càng được phổ biến. Kinetin trở... Đọc tiếp

CẨM NANG CHĂM SÓC DA AN TOÀN CHO MẸ BẦU

CẨM NANG CHĂM SÓC DA AN TOÀN CHO MẸ BẦU

CN 07/04/2024 6 phút đọc

Mang thai là thời kỳ phụ nữ chịu những thay đổi đáng kể về sinh lý, nội tiết tố, từ đó ảnh hưởng đến ngoại hình... Đọc tiếp

Toàn cảnh phương pháp điều trị nám được chuyên gia ứng dụng

Toàn cảnh phương pháp điều trị nám được chuyên gia ứng dụng

Th 5 07/03/2024 9 phút đọc

Nám da là tình trạng tăng sắc tố da phổ biến, thường xảy ra trên mặt, với tỷ lệ mắc cao hơn ở phụ nữ và... Đọc tiếp

Nội dung bài viết