HOTLINE SHOP OBAGI MEDICAL VIETNAM: 028.3622.5532
ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP NGỪA SẸO THÂM HIỆU QUẢ?

ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP NGỪA SẸO THÂM HIỆU QUẢ?

Team Obagi Support
Th 2 31/07/2023 12 phút đọc
Nội dung bài viết

Tiêu tốn nhiều thời gian và công sức để cải thiện tình trạng mụn viêm nhưng sau đó lại gặp phải vấn đề sẹo thâm, gây ra nhiều phiền toái về mặt thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy làm sao để điều trị sẹo thâm đúng cách và hiệu quả? Cùng Obagi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Sẹo thâm là gì?

Để có thể hiểu về sẹo thâm, trước tiên bạn cần phải hiểu bản chất của sẹo. Sẹo được hình thành trong quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể. Khi cơ thể bị trầy xước, viêm da, mụn, bỏng, chấn thương,... da sẽ tự sửa chữa bằng cách tạo ra mô sợi mới nhằm kéo các mảnh da bị tách rời về vị trí ban đầu và lấp đầy khoảng trống do vết thương gây ra. [3]

Quá trình co kéo bất thường của mô có thể hình thành sẹo dưới nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau như sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo lõm,... Sự xuất hiện của các vết sẹo này phụ thuộc vào một số yếu tố như nguyên nhân gây sẹo, kích thước, mức độ nghiêm trọng, vị trí vết thương, phương pháp điều trị, tuổi tác, cơ địa,... [5] 

Một trong những loại sẹo thường gặp và phổ biến là sẹo mụn. Sẹo mụn là kết quả từ quá trình viêm của các nốt mụn. Da sẽ tiến hành sửa chữa các tổn thương thành bằng cách hình thành các mô sợi mới thay cho các mô sợi cũ đã bị hủy hoại. Việc tăng sinh mô quá mức hoặc giảm, mất mô ở vùng tổn thương gây ra sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Sẹo lõm sau khi bị mụn viêm thường gặp là sẹo chân đáy nhọn (icepick), sẹo chân vuông (box scar), sẹo lượn sóng (rolling scar). [4] 

Các loại sẹo mụn phổ biến (Nguồn: Internet)

Trong quá trình trên, vùng da bị tổn thương sẽ gặp phải tình trạng sậm màu hơn vùng da xung quanh, hay còn gọi là tăng sắc tố sau viêm, trở thành sẹo thâm. Ở người có làn da sáng màu, khi vết sẹo xuất hiện, nó thường có màu hồng hoặc đỏ. Theo thời gian, vết sẹo trở nên đậm hơn so với màu da. Ở những người có làn da sẫm màu, vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các đốm đen, nâu. [1]

Tóm lại, sẹo thâm là kết quả của quá trình sản xuất quá mức melanin hoặc phân tán không đều của sắc tố tại vùng da bị tổn thương. Sẹo thâm khiến làn da không đều màu, gây kém thẩm mỹ cho làn da. [1]

2. Cơ chế hình thành sẹo thâm

Sẹo được hình thành qua 3 giai đoạn chính [3]:

  • Giai đoạn viêm (3-5 ngày): Ở giai đoạn này, các mô xung quanh vết thương sưng tấy. Cơ thể tiết ra sẽ tiết ra cytokine, vận động bạch cầu đến vết thương.

  • Giai đoạn tăng sinh (3-6 tuần): Các tế bào da mới được hình thành từ tế bào gốc để thay thế cho các tế bào da đã bị hủy hoại. Các sợi Collagen và Elastin được sản sinh để củng cố và nâng đỡ cho lớp da mới. 

  • Giai đoạn tái tạo (2-5 tháng): Các sợi Collagen và Elastin được sắp xếp lại theo một cấu trúc chặt chẽ hơn, giúp tăng cường độ bền của da. Đồng thời, các mạch máu được thu hẹp lại và các tế bào viêm được loại bỏ.

Quá trình hình thành sẹo (Nguồn: Internet)

Khi da bị tổn thương, các tế bào hắc tố được kích hoạt bởi các trung gian gây viêm hoặc các loại oxy hóa phản ứng được giải phóng. Melanin bổ sung được tạo ra trong phản ứng với tổn thương và được nhúng vào trong đại thực bào. Sau đó, các đại thực bào giữ lại hắc tố trong lớp trung bì cho đến khi các tế bào và hắc tố bị thoái hóa, tạo điều kiện cho sắc tố tồn tại trong lớp trung bì một thời gian sau tổn thương, dẫn đến tình trạng sẹo thâm. [2] 

Bên cạnh đó, khi da bị tổn thương, melanocytes có thể tăng cường hoạt động và sản xuất sắc tố melanin để bảo vệ da. Tuy nhiên, nếu trong quá trình này melanocytes không phân bố đều và sản sinh quá mức melanin, có thể dẫn đến sự tích tụ melanin và gây ra sẹo thâm. [6]

Viêm da cũng gây ra sự hình thành các phân tử tín hiệu eicosanoid từ màng tế bào như prostaglandin E2 và D2, leukotriene B4, C4, D4,.... Nghiên cứu phát hiện rằng những chất chuyển hóa này làm tăng kích thước của tế bào melanocytes và sự phát triển nhánh của tế bào melanocytes. Leukotriene C4 đã được chứng minh làm tăng hoạt động của tyrosinase. Cytokine và các chất trung gian viêm nhiễm cũng kích thích sự sản xuất melanin dẫn đến tình trạng sẹo thâm sau viêm. [6]

3. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sẹo thâm

3.1. Mức độ và bản chất của vết thương

Mức độ của vết thương sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sẹo thâm. Đối với các vết thương nhỏ chẳng hạn như vết cắt nhỏ, vết bỏng nhẹ hoặc vết mụn trứng cá nhỏ, thường không gây ra sẹo thâm đáng kể. Trong trường hợp này, tế bào da có khả năng phục hồi và tái tạo da nhanh chóng, do đó nó chỉ để lại sẹo thâm nhỏ hoặc mờ khó nhìn thấy. 

Đối với những vết thương lớn hoặc sâu, tình trạng mụn viêm nặng, có khả năng gây ra sẹo thâm cao hơn. Trong trường hợp này, quá trình phục hồi da có thể mất nhiều thời gian hơn và gây ra tích tụ melanin, dẫn đến sẹo thâm. Nếu tình trạng viêm ảnh hưởng đến lớp màng đáy (the dermoepidermal junction) sẽ gây thâm, tăng sắc tố cao hơn vết thương ở thượng bì. [1]

Các bệnh viêm da khác nhau cũng ảnh hưởng đến các phản ứng của tế bào melanocytes khác nhau. Các tế bào melanocytes trong các tổn thương của bệnh lichen phẳng và bệnh lupus ban đỏ đã được miêu tả có hình dạng khác nhau và có các nhánh đặc biệt, khiến tình trạng tăng sắc tố sau viêm cao hơn. [1] Trái lại, những bệnh không ảnh hưởng nhiều đến lớp bì, chỉ cho thấy sự tăng nhẹ về số lượng melanocytes, tình trạng sẹo thâm cũng thấp hơn. 

3.2. Cơ địa 

Cơ địa là thuật ngữ để mô tả các yếu tố di truyền, hóa học và sinh lý của một người mà ảnh hưởng đến cách da phản ứng với tổn thương và quá trình lành sẹo. Mỗi người có cơ địa riêng, do đó, phản ứng của da mỗi người đối với sẹo thâm cũng có thể khác nhau.

Ruiz-Maldonado và Orozco-Covarrubias từng đề xuất giải thuyết về khuynh hướng hình thành sắc tố cá nhân. Sau khi viêm hoặc chấn thương, melanocytes có thể tăng giảm sản xuất melanin phụ thuộc vào đặc tính độc đáo của các tế bào melanocytes của từng cá nhân dẫn đến sự phát triển của các mức độ khác nhau của thâm sẹo. [2]

DNA cũng đóng vai trò quan trọng trong hình thành sẹo thâm. Tùy theo đặc điểm gen của mỗi người mà mức độ hồi phục của da, sự nhạy cảm của da, lượng collagen được sản xuất và độ sâu của tổn thương khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của sẹo và mức độ sẹo thâm. [7]

3.3. Chế độ chăm sóc da 

Bên cạnh hai yếu tố trên, chế độ chăm sóc da góp phần quan trọng trong việc hình thành sẹo thâm. Có nhiều sai lầm trong quá trình chăm sóc làn da đang bị tổn thương làm tăng viêm nhiễm và dẫn đến tình trạng sẹo thâm nặng hơn. 

Sai lầm thứ nhất là chăm sóc sai cách khiến vết thương nhiễm trùng, quá trình viêm tái đi tái lại. Việc thường xuyên sờ tay lên vùng da đang bị tổn thương hoặc cậy, nặn mụn không đúng cách sẽ khiến tình trạng viêm nặng hơn, sưng đỏ không thuyên giảm, tích tụ máu bầm và tăng khả năng hình thành sẹo thâm. 

Sai lầm thứ hai là việc không bảo vệ vùng da tổn thương khỏi các yếu tố bên ngoài như bụi bẩn, môi trường ô nhiễm và đặc biệt là tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Các tia UVA và UVB trong ánh nắng mặt trời có thể gây tổn hại cho vùng da mới tái tạo, khiến da bị kích thích sản xuất quá nhiều melanin, gây sự tăng sắc tố và để lại sẹo thâm.

4. Làm thế nào để hạn chế sẹo thâm?

4.1. Chăm sóc đúng cách

Để hạn chế sẹo thâm, chăm sóc đúng cách vùng da tổn thương là điều vô cùng quan trọng. Đầu tiên, vết thương cần được bảo vệ bằng cách giữ vùng da sạch sẽ, tránh kích thích vùng da tổn thương để ngăn chặn quá trình tái tổn thương. Bên cạnh đó, làn da cần được bảo vệ kỹ càng khỏi sự tiếp xúc trực tiếp của ánh mặt trời trong suốt quá trình lành thương. 

Hơn nữa, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp cũng là một phần quan trọng trong việc hạn chế sẹo thâm. Các sản phẩm sử dụng trong giai đoạn này cần phải dịu nhẹ, không gây kích ứng và phù hợp với tình trạng da. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa thành phần gây kích ứng da và tăng nguy cơ sẹo thâm. Ngoài ra, bạn cần sử dụng các sản phẩm chuyên biệt như kem phục hồi, lành thương, ngăn ngừa sẹo để hạn chế sự xuất hiện và mờ đi sẹo thâm. Đừng quên kiên nhẫn và đảm bảo bôi thuốc đều đặn để tình trạng sẹo thâm được cải thiện nhanh nhất. 

4.2. Điều trị sẹo thâm càng sớm càng tốt

Các biến chứng như tăng thời gian lành vết thương và nhiễm trùng vết thương làm tăng nguy cơ để lại sẹo kém thẩm mỹ, vì vậy việc áp dụng các nỗ lực điều trị trong giai đoạn sẹo mới hình thành là điều cần thiết để hiệu quả ngừa sẹo thâm được tối ưu. Tùy theo tình trạng sẹo mà các phương pháp chữa trị cũng khác nhau. Sử dụng sản phẩm thoa ngoài luôn là phương pháp điều trị an toàn và phổ biến, hiệu quả hơn khi sử dụng trong giai đoạn sẹo mới hình thành, ngoài ra còn nhiều phương pháp khác như peel da, bắn laser,... Người dùng nên tham khảo sự tư vấn từ các chuyên gia da liễu trước khi thực hiện.

Gel phục hồi, lành thương, ngừa sẹo giàu Peptides Scar Refining Gel (Nguồn: Obagi Medical)

Scar Refining Rel là giải pháp phục hồi, lành thương, ngừa sẹo tối ưu nhờ công thức giàu Peptides, kết hợp Coenzyme Q10, Vitamin E, hỗ trợ phục hồi da nhanh chóng, giảm viêm, làm dịu da, giảm ngứa, giảm đỏ vùng có vết thương, làm mờ sẹo, giảm thiểu sẹo xấu, sẹo thâm, cải thiện vẻ ngoài thẩm mỹ của sẹo. Đặc biệt, kết cấu silicon gel giúp bao bọc, giữ ẩm, bảo vệ vết thương, giúp sẹo mềm mại và phẳng, ngăn ngừa hình thành sẹo xấu. Sản phẩm đa nhiệm trong hỗ trợ ngăn ngừa sẹo nhiều loại vết thương như vết rạn da mới, sẹo mụn, sẹo do chấn thương, sẹo sau phẫu thuật, sẹo do xâm lấn, sẹo do bỏng.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Silpa-Archa N, Kohli I, Chao Wattanapanit S, Lim HW, Hamzavi I. Postinflammatory hyperpigmentation: A comprehensive overview: Epidemiology, pathogenesis, clinical presentation, and noninvasive assessment technique. J Am Acad Dermatol. 2017 Oct;77(4):591-605. doi: 10.1016/j.jaad.2017.01.035. PMID: 28917451.

[2] Chadwick S, Heath R, Shah M. Abnormal pigmentation within cutaneous scars: A complication of wound healing. Indian J Plast Surg. 2012 May;45(2):403-11. doi: 10.4103/0970-0358.101328. PMID: 23162241; PMCID: PMC3495392.

[3] Darby IA, Desmoulière A. Scar Formation: Cellular Mechanisms. 2020 Dec 8. In: Téot L, Mustoe TA, Middelkoop E, et al., editors. Textbook on Scar Management: State of the Art Management and Emerging Technologies [Internet]. Cham (CH): Springer; 2020. Chapter 3. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK586083/ doi: 10.1007/978-3-030-44766-3_3

[4] Tosti, A., De Padova, M. P., Fabbrocini, G., & Beer, K. R. (Eds.). (2018). Acne Scars: Classification and Treatment. CRC Press. 

[5] Grubbs H, Manna B. Wound Physiology. [Updated 2023 May 16]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK518964/

[6] Davis EC, Callender VD. Postinflammatory hyperpigmentation: a review of the epidemiology, clinical features, and treatment options in skin of color. J Clin Aesthet Dermatol. 2010 Jul;3(7):20-31. PMID: 20725554; PMCID: PMC2921758.

[7] Carswell L, Borger J. Hypertrophic Scarring Keloids. [Updated 2023 Mar 11]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537058/

LÀN DA NÀO PHÙ HỢP VỚI DAILY HYDRO-DROPS? LỢI ÍCH CỦA SỬ DỤNG DAILY HYDRO-DROPS HÀNG NGÀY

LÀN DA NÀO PHÙ HỢP VỚI DAILY HYDRO-DROPS? LỢI ÍCH CỦA SỬ DỤNG DAILY HYDRO-DROPS HÀNG NGÀY

Th 2 08/04/2024 4 phút đọc

1. Lợi ích của Niacinamide với làn da Niacinamide, còn được gọi là nicotinamide, là tiền chất của các đồng yếu tố quan trọng niacinamide adenosine dinucleotide... Đọc tiếp

KINETIN LÀ GÌ? LỢI ÍCH CỦA KINETIN VỚI LÀN DA

KINETIN LÀ GÌ? LỢI ÍCH CỦA KINETIN VỚI LÀN DA

CN 07/04/2024 6 phút đọc

Cùng với sự phát triển của dược mỹ phẩm, kiến thức cho việc sử dụng hoạt chất điều trị ngày càng được phổ biến. Kinetin trở... Đọc tiếp

CẨM NANG CHĂM SÓC DA AN TOÀN CHO MẸ BẦU

CẨM NANG CHĂM SÓC DA AN TOÀN CHO MẸ BẦU

CN 07/04/2024 6 phút đọc

Mang thai là thời kỳ phụ nữ chịu những thay đổi đáng kể về sinh lý, nội tiết tố, từ đó ảnh hưởng đến ngoại hình... Đọc tiếp

Toàn cảnh phương pháp điều trị nám được chuyên gia ứng dụng

Toàn cảnh phương pháp điều trị nám được chuyên gia ứng dụng

Th 5 07/03/2024 9 phút đọc

Nám da là tình trạng tăng sắc tố da phổ biến, thường xảy ra trên mặt, với tỷ lệ mắc cao hơn ở phụ nữ và... Đọc tiếp

Nội dung bài viết