RETINOL VÀ BAKUCHIOL - ĐÂU LÀ THÀNH PHẦN CHỐNG LÃO HÓA HIỆU QUẢ ?
Team Obagi Support
CN 30/07/2023
6 phút đọc
Nội dung bài viết
Gần đây, Bakuchiol đã nổi lên như một hoạt chất có khả năng thay thế Retinol với vai trò như Retinol thiên nhiên. Thực chất Bakuchiol có khả năng như thế nào? Hãy cùng Obagi so sánh một cách khách quan về hai hoạt chất này.
1. CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA RETINOL VÀ BAKUCHIOL
1.1. Retinol
Về những hiệu quả cũng như cơ chế tác động đến tế bào, Retinoid đã có một bề dày lịch sử nghiên cứu khá lâu đời. Vào thế kỷ 20, Retinoid được biết đến với khả năng trị mụn ưu việt nhất lúc bấy giờ, và sau đó, chúng lại được biết đến với khả năng cải thiện nếp nhăn (tức chống lão hóa). Kể từ đó, đã có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng xoay quanh về những tác động của nhóm hoạt chất Retinoid này trên làn da con người, nhằm giúp hiểu hơn về cơ chế mà chúng tác động lên tế bào. Điều này khiến cho nhóm hoạt chất Retinoid trở thành “tiêu chuẩn vàng” trong lĩnh vực chăm sóc da.
Retinoids là một tên gọi chung bao gồm Retinol và các dẫn xuất khác, cụ thể là dạng aldehyde - Retinal hoặc dạng acid - Retinoic acid (Tretinoin). Theo đó, tất cả các dạng của Retinoids sẽ được biến về dạng Retinoic acid để giao tiếp trực tiếp với tế bào thông qua tương tác theo kiểu chìa khóa (Retinoic acid) và ổ khóa (thụ thể tế bào Retinoic acid), giúp điều hòa quá trình tăng - rụng sừng diễn ra một cách ổn định theo chu kỳ.
1.2. Bakuchiol
Khác với Retinol, Bakuchiol là hoạt chất trong ngành mỹ phẩm mới nổi trong những năm gần đây, chưa có bề dày lịch sử nghiên cứu vững chắc. Điều thú vị về hoạt chất Bakuchiol này đó là chúng có cấu trúc hóa học khác biệt so với Retinoid, nhưng lại nhắm đến những con đường để giao tiếp tế bào tương tự như những con đường mà Retinoid nhắm đến, đồng thời còn giúp điều hòa sản xuất Collagen và enzyme tổng hợp ma trận ngoại bào. [1]
Một hoạt chất mới nổi nhưng lại có cơ chế gần như tương tự so với một hoạt chất được nghiên cứu từ lâu đời, vậy hiệu quả mà Bakuchiol mang lại có thật sự đáng để thay thế ?
2. HIỆU QUẢ CỦA BAKUCHIOL CÓ TƯƠNG TỰ NHƯ RETINOL ?
Theo một nghiên cứu vào năm 2014, Bakuchiol đã được báo cáo là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa cho các tế bào trong cơ thể, thậm chí là còn chống khối u, bảo vệ gan… [2] Mặt khác, về phương diện ứng dụng trong chăm sóc da, Bakuchiol còn có khả năng cải thiện các nếp nhăn tương tự như Retinol, nhưng ít gây kích ứng hơn. [3]
Nghiên cứu [1] được diễn ra nhằm so sánh hiệu quả giữa Retinol và Bakuchiol mang lại. Với đó, 44 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm, và mỗi nhóm sẽ bôi kem chứa Bakuchiol 0.5% với tần suất hai lần mỗi ngày hoặc kem chứa Retinol 0.5% với tần suất mỗi đêm trong 12 tuần.
Kết quả khuôn mặt của các đối tượng sử dụng được thu thập ở tuần thứ 0, 4, 8 và 12 tuần bằng các thiết bị hiện đại. Đồng thời, họ cũng tự đánh giá chủ quan qua các câu hỏi được cung cấp nhằm xem xét hiệu quả khả năng dung nạp và các tác dụng phụ, cùng với đó là có sự kiểm nghiệm khách quan từ bác sĩ da liễu.
Kết quả đã cho thấy rằng Bakuchiol có khả năng cải thiện lão hóa và tình trạng kích ứng ở nhóm sử dụng Bakuchiol lại ít hơn so với nhóm sử dụng Retinol. Ngoài ra, Bakuchiol đã chứng tỏ khả năng hoạt động tương tự về mặt chức năng của Retinol bằng cách tăng sản xuất protein ma trận ngoại bào cung cấp sự hỗ trợ và tính toàn vẹn của biểu bì, đồng thời còn kích thích sự hoạt động sản sinh ra các chất chống oxy hóa nội sinh của tế bào.
Tuy nhiên, điểm khi suy xét đến nghiên cứu này thì chúng ta có thể thấy rằng:
- Các tác giả đã sử dụng Bakuchiol 0.5% với tần suất 2 lần/ngày (sáng và tối). Còn Retinol cũng sử dụng nồng độ 0.5% nhưng tần suất chỉ 1 lần/ngày (buổi tối). Theo đó, tần suất sử dụng Bakuchiol là gấp đôi so với Retinol để đạt được kết quả như mong muốn, do đó tính công bằng khi so sánh hiệu quả của Bakuchiol với Retinol là vẫn chưa thuyết phục.
- Mặt khác, cỡ mẫu của nghiên cứu còn tương đối nhỏ (với 44 người, trong đó có 7 người đã bỏ cuộc), và làn da của các đối tượng thử nghiệm là khỏe mạnh. Từ đó nghiên cứu này vẫn chưa đủ tính xác thực như các cuộc nghiên cứu về hiệu quả của Retinol trên quy mô lớn.
3. ĐẦU TƯ CHO THÀNH PHẦN NÀO SẼ CHỐNG LÃO HÓA DÀI LÂU ?
Đánh giá tổng thể về nghiên cứu lâm sàng trên, kết quả vẫn chứng minh được rằng Bakuchiol vẫn mang lại hiệu quả chống lão hoá một cách nhẹ nhàng hơn, và chúng ta cũng không thể phủ nhận điều đó.
Do đó, Bakuchiol sẽ phù hợp để sử dụng cho những làn da có độ nhạy cảm cao và không thể sử dụng Retinol để giải quyết tình trạng lão hoá trên da. Còn đối với những làn da khỏe mạnh vẫn có thể tiếp tục sử dụng Retinol như một biện pháp lâu dài nhằm ngăn ngừa cũng như cải thiện các dấu hiệu lão hoá trên làn da, bởi đây là hoạt chất được xem như có lịch sử nghiên cứu từ lâu đời.
Song với đó, việc lựa chọn những công thức Retinol nhằm giảm thiểu tình trạng kích ứng cũng cần được để tâm đến. Cụ thể hơn, việc áp dụng công nghệ bọc sẽ hỗ trợ quá trình giải phóng Retinol được ổn định, hạn chế gây kích ứng trên da khi so sánh với công thức Retinol dạng trần trong cuộc thử nghiệm lâm sàng nêu trên
Obagi Retinol được xem là một giải pháp tối ưu để mang lại hiệu quả cũng như là đảm bảo an toàn cho làn da, bởi trong công thức sẽ đồng thời áp dụng công nghệ Retinol và các chiết xuất thực vật như hoa cúc, hoa rum, cùng với hoạt chất giảm viêm Coenzyme Q10, Hyaluronic Acid, Vitamin E, Bisabolol… nhằm cải thiện các nếp nhăn, và ít gây kích ứng, bong tróc, đỏ rát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dhaliwal, S., Rybak, I., Ellis, S. R., Notay, M., Trivedi, M., Burney, W., ... & Sivamani, R. K. (2019). Prospective, randomized, double‐blind assessment of topical bakuchiol and retinol for facial photoageing. British Journal of Dermatology, 180(2), 289-296.
[2] Chaudhuri, R. K., & Bojanowski, K. (2014). Bakuchiol: a retinol‐like functional compound revealed by gene expression profiling and clinically proven to have anti‐aging effects. International journal of cosmetic science, 36(3), 221-230.