Thực hư việc dùng Retinol khiến da xấu đi
Support
Th 2 19/02/2024
4 phút đọc
Nội dung bài viết
Trong quá trình sử dụng Retinol, da sẽ gặp những tác dụng phụ ban đầu khiến người sử dụng nản lòng và không muốn tiếp tục dùng. Đừng lo lắng, hãy tham khảo ngay bài viết sau để nắm được cách xử lý kịp thời nhé!
1. Diễn biến da thường gặp khi sử dụng Retinol
Retinol kích thích hoạt động tế bào của tế bào keratinocytes, nguyên bào sợi, tế bào hắc tố và tế bào Langerhans. Retinol, bằng cách tương tác với các thụ thể bên trong tế bào sừng, thúc đẩy sự tăng sinh của chúng, tăng cường chức năng bảo vệ biểu bì, giảm mất nước qua da, bảo vệ collagen chống lại sự thoái hóa và ức chế hoạt động của metalloproteinase chịu trách nhiệm cho sự thoái hóa của ma trận ngoại bào. Hơn nữa, nó giúp tăng cường tái cấu trúc các sợi lưới và kích thích sự hình thành mạch ở lớp nhú của lớp hạ bì.
Với những người mới sử dụng, Retinoids đôi khi sẽ khiến tình trạng da trở nên tệ hơn trong vài tuần đầu sử dụng, vì lúc này da đang tập thích nghi với hoạt động đổi mới tế bào của Retinoids, do đó các phản ứng như viêm nhẹ, đẩy mụn, rát da nhẹ, bong da,... có khả năng sẽ xuất hiện. Tình trạng này sẽ giảm dần sau 3-4 tuần sử dụng.
Mặc dù Retinoid là hoạt chất được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thoa ngoài nhằm mục đích chống lão hoá, chúng vẫn gây ra một số trở ngại không tránh khỏi cho người sử dụng, chúng ta vẫn cần lưu ý rằng Retinoids vẫn ít nhiều gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như kích ứng da nhẹ, da mẩn nhẹ, da hơi rát, đẩy mụn.
2. Các cách để giảm thiểu kích ứng khi dùng Retinoid
Lưu ý 1: Lựa chọn sản phẩm Retinoid phù hợp cho làn da
- Chọn hãng sản xuất Retinoid uy tín, có uy tín lâu năm về điều chế Retinoid
- Chọn nồng độ thấp nếu bạn mới bắt đầu tập sử dụng Retinoid
- Chọn dẫn xuất Retinoid phù hợp (Retinol phổ biến nhất để sử dụng trong dưỡng da thường ngày)
- Chọn sản phẩm Retinoid tích hợp công nghệ vận chuyển cũng như các chất chống oxy hoá, làm dịu da để giúp tối ưu hiệu quả, hạn chế kích ứng.
Lưu ý 2: Sử dụng đúng cách trong chu trình dưỡng da hàng ngày
- Khi bắt đầu sử dụng Retinoid, lưu ý sử dụng vào ban đêm và không dùng cùng buổi với các hoạt chất bào sừng như AHA/ BHA
- Người mới dùng Retinoid nên dùng với tần suất thấp (1-2 lần/ tuần)
- Tích cực sử dụng kem chống nắng có khả năng bảo vệ da cao, đồng thời kết hợp các hoạt chất phục hồi, chống oxy hoá như Niacinamide, Hyaluronic Acid, Vitamin B5, Kinetin,...
QUAN TRỌNG: Phụ nữ đang và có kế hoạch mang thai/ đang cho con bú không được dùng Retinoid.
Lưu ý 3: Biết trước các phản ứng phụ ngoài ý muốn có thể xảy ra và cách xử lý kịp thời
Trung bình trong 2-3 tuần đầu sử dụng Retinoid, da có thể có các phản ứng ngoài ý muốn như kích ứng nhẹ, mẩn đỏ, rát da, bong da,... Chúng ta có các phương án giải quyết như:
- Giảm tần suất sử dụng hoặc tạm ngưng sử dụng Retinoid trong 1-2 tuần
- Tăng cường sử dụng các sản phẩm cấp ẩm, phục hồi, không quên thoa kem chống nắng hàng ngày.
- Nếu tình trạng kích ứng kéo dài, không thuyên giảm, cân nhắc chuyển sang sản phẩm Retinoid khác.
- Nếu mới bắt đầu sử dụng, bạn nên chọn Retinoid có nồng độ thấp, dùng với tần suất thấp
- Chọn lựa sản phẩm Retinoid được điều chế tốt, có hệ vận chuyển giúp giải phóng Retinoid từ từ để hạn chế kích ứng
- Tích cực chống nắng, sử dụng các sản phẩm phục hồi, dưỡng ẩm cho làn da.
3. Tham khảo chu trình dưỡng da với BHA và Retinol
Sau đây là gợi ý tham khảo thứ tự sử dụng sản phẩm cho chu trình buổi tối.
Chu trình dưỡng da có tính tham khảo và không áp dụng cho mọi loại da, mọi tình trạng da. Do đó, để nhận được tư vấn chuyên môn phù hợp với bản thân, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên viên chăm sóc bạn nhé!
Đọc thêm các bài viết liên quan:
Cách kết hợp BHA và Retinol cho làn da không tì vết
Hướng dẫn sử dụng Retinol đơn giản, hiệu quả cho người mới dùng
Cách sử dụng BHA cải thiện lỗ chân lông to
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Zasada M, Budzisz E. Retinoids: active molecules influencing skin structure formation in cosmetic and dermatological treatments. Postepy Dermatol Alergol. 2019 Aug;36(4):392-397. doi: 10.5114/ada.2019.87443. Epub 2019 Aug 30. PMID: 31616211; PMCID: PMC6791161.